Xây dựng Chuyên mục về tiếp cận thông tin thuộc Cổng thông tin điện tử là trách nhiệm của ai? Kinh phí bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin từ đâu?
Xây dựng Chuyên mục về tiếp cận thông tin thuộc Cổng thông tin điện tử là trách nhiệm của ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 13/2018/NĐ-CP quy định về xây dựng Chuyên mục về tiếp cận thông tin thuộc Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử như sau:
Xây dựng Chuyên mục về tiếp cận thông tin thuộc Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử
1. Cơ quan cung cấp thông tin có trách nhiệm xây dựng Chuyên mục về tiếp cận thông tin thuộc Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan mình để đăng tải Danh mục thông tin phải được công khai, thông tin về đầu mối cung cấp thông tin cho công dân, địa chỉ tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin qua mạng điện tử và tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân về tiếp cận thông tin; các mẫu phiếu sử dụng trong cung cấp thông tin; các hướng dẫn, tài liệu để hỗ trợ người yêu cầu cung cấp thông tin; địa chỉ truy cập để tải thông tin (nếu có).
2. Các đơn vị liên quan phụ trách cơ sở dữ liệu của cơ quan có trách nhiệm duy trì, lưu giữ, cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu và kết nối với Chuyên mục về tiếp cận thông tin để thuận tiện cho việc truy cập thông tin của công dân.
Theo đó, cơ quan cung cấp thông tin có trách nhiệm xây dựng Chuyên mục về tiếp cận thông tin thuộc Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan mình để đăng tải Danh mục thông tin phải được công khai, thông tin về đầu mối cung cấp thông tin cho công dân, địa chỉ tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin qua mạng điện tử và tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân về tiếp cận thông tin; các mẫu phiếu sử dụng trong cung cấp thông tin; các hướng dẫn, tài liệu để hỗ trợ người yêu cầu cung cấp thông tin; địa chỉ truy cập để tải thông tin (nếu có).
Các đơn vị liên quan phụ trách cơ sở dữ liệu của cơ quan có trách nhiệm duy trì, lưu giữ, cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu và kết nối với Chuyên mục về tiếp cận thông tin để thuận tiện cho việc truy cập thông tin của công dân.
Tiếp cận thông tin (Hình từ Internet)
Danh mục thông tin được công khai, đăng tải trên Chuyên mục về tiếp cận thông tin gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 13/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Lập Danh mục, phân loại, cập nhật thông tin
...
3. Danh mục thông tin phải được công khai gồm các nội dung: Tên, số, ký hiệu văn bản, hồ sơ, tài liệu; ngày, tháng, năm tạo ra văn bản, hồ sơ, tài liệu kèm theo hình thức công khai thông tin, thời điểm, thời hạn công khai thông tin (nếu có). Danh mục thông tin phải được công khai được thường xuyên cập nhật theo quy chế của cơ quan.
Trường hợp thông tin đang được công khai tại các cơ sở dữ liệu khác nhau hoặc đăng tải trên Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử thì tại Danh mục thông tin phải được công khai phải kèm theo chỉ dẫn địa chỉ truy cập để tải thông tin. Trường hợp thông tin chưa được công khai trên Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử mà đã được số hóa thì phải được đính kèm theo Danh mục thông tin phải được công khai.
Danh mục thông tin phải được công khai được đăng tải trên Chuyên mục về tiếp cận thông tin tại Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin. Đối với cơ quan chưa có Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử thì phải niêm yết Danh mục thông tin phải được công khai tại trụ sở cơ quan hoặc có hình thức công khai khác thuận lợi cho công dân trong việc tiếp cận thông tin.
Theo đó, danh mục thông tin phải được công khai gồm các nội dung:
- Tên, số, ký hiệu văn bản, hồ sơ, tài liệu;
- Ngày, tháng, năm tạo ra văn bản, hồ sơ, tài liệu kèm theo hình thức công khai thông tin, thời điểm, thời hạn công khai thông tin (nếu có).
Danh mục thông tin phải được công khai được thường xuyên cập nhật theo quy chế của cơ quan.
Trường hợp thông tin đang được công khai tại các cơ sở dữ liệu khác nhau hoặc đăng tải trên Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử thì tại Danh mục thông tin phải được công khai phải kèm theo chỉ dẫn địa chỉ truy cập để tải thông tin.
Trường hợp thông tin chưa được công khai trên Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử mà đã được số hóa thì phải được đính kèm theo Danh mục thông tin phải được công khai.
Danh mục thông tin phải được công khai được đăng tải trên Chuyên mục về tiếp cận thông tin tại Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin.
Đối với cơ quan chưa có Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử thì phải niêm yết Danh mục thông tin phải được công khai tại trụ sở cơ quan hoặc có hình thức công khai khác thuận lợi cho công dân trong việc tiếp cận thông tin.
Kinh phí bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin và chi phí tiếp cận thông tin từ đâu?
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 13/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Kinh phí bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin và chi phí tiếp cận thông tin
1. Kinh phí thực hiện việc cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước, do ngân sách nhà nước bảo đảm.
2. Chi phí tiếp cận thông tin phải được người yêu cầu trả trước khi cung cấp thông tin và phải được nộp vào ngân sách nhà nước.
Như vậy, kinh phí thực hiện việc cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước, do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Chi phí tiếp cận thông tin phải được người yêu cầu trả trước khi cung cấp thông tin và phải được nộp vào ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?