Xây dựng cơ sở dịch vụ bảo vệ trẻ em gần các cơ sở sản xuất kinh doanh chất dễ cháy nổ bị xử phạt như thế nào?
- Có được xây dựng cơ sở dịch vụ bảo vệ trẻ em gần các cơ sở sản xuất kinh doanh chất dễ cháy nổ hay không?
- Xây dựng cơ sở dịch vụ bảo vệ trẻ em gần các cơ sở sản xuất kinh doanh chất dễ cháy nổ bị xử phạt như thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt đối với hành vi xây dựng cơ sở dịch vụ bảo vệ trẻ em gần các cơ sở sản xuất kinh doanh chất dễ cháy nổ hay không?
Có được xây dựng cơ sở dịch vụ bảo vệ trẻ em gần các cơ sở sản xuất kinh doanh chất dễ cháy nổ hay không?
Theo khoản 13 Điều 6 Luật Trẻ em 2016 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
...
13. Đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, Điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc đặt cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, Điểm vui chơi, giải trí của trẻ em gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ.
...
Như vậy, không được xây dựng cơ sở dịch vụ bảo vệ trẻ em gần các cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ.
Cơ sở dịch vụ bảo vệ trẻ em (Hình từ Internet)
Xây dựng cơ sở dịch vụ bảo vệ trẻ em gần các cơ sở sản xuất kinh doanh chất dễ cháy nổ bị xử phạt như thế nào?
Theo Điều 33 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về các hành vi vi vi phạm quy định về cấm đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc ngược lại như sau:
Vi phạm quy định về cấm đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc ngược lại
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xây dựng công trình, lắp đặt thiết bị của các cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em;
b) Xây dựng công trình, lắp đặt thiết bị của các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với một trong các hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc di dời cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em do đặt không đúng phạm vi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc tháo dỡ công trình, thiết bị lắp đặt trái phép do thực hiện hành vi vi phạm tại điểm b khoản 1 Điều này.
Theo đó, tổ chức có hành vi xây dựng cơ sở dịch vụ bảo vệ trẻ em gần các cơ sở sản xuất kinh doanh chất dễ cháy nổ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Ngoài ra, các cơ sở dịch vụ bảo vệ trẻ em còn có thể bị đình chỉ hoạt động một phần hoặc toàn bộ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng.
Bên cạnh xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức có trách nhiệm phải tháo dỡ công trình, thiết bị lắp đặt trái phép đối với cơ sở dịch vụ bảo vệ trẻ em.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt đối với hành vi xây dựng cơ sở dịch vụ bảo vệ trẻ em gần các cơ sở sản xuất kinh doanh chất dễ cháy nổ hay không?
Theo khoản 3 Điều 39 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thảm quyền xử phạt như sau:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định 130/2021/NĐ-CP.
Theo đó, mức xử phạt vi phạm hành chính cáo nhất đối với tổ chức có hành vi xây dựng cơ sở dịch vụ bảo vệ trẻ em gần các cơ sở sản xuất kinh doanh chất dễ cháy nổ là 30.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?