Xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp gồm các hoạt động gì? Xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp về án tích cho các đối tượng nào?
Xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp gồm các hoạt động gì?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 111/2010/NĐ-CP thì việc xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp gồm các hoạt động sau:
(1) Tiếp nhận, kiểm tra, phân loại và xử lý thông tin lý lịch tư pháp do các cơ quan, tổ chức cung cấp theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp hiện hành và Nghị định này.
(2) Lập Lý lịch tư pháp theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp hiện hành và Nghị định này.
(3) Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp vào Lý lịch tư pháp hiện hành đã được lập.
Xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp về án tích (Hình từ Internet)
Xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp về án tích cho các đối tượng nào?
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 111/2010/NĐ-CP thì Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp về án tích đối với những người sau đây:
(1) Người bị Tòa án Việt Nam kết án kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010.
(2) Người bị Tòa án Việt Nam kết án trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 nhưng từ ngày 01 tháng 7 năm 2010, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp nhận được thông tin lý lịch tư pháp của người đó do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp theo quy định tại các điều từ Điều 16 đến Điều 21 của Luật Lý lịch tư pháp hiện hành.
(3) Người bị Tòa án Việt Nam kết án trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 nhưng từ ngày 01 tháng 7 năm 2010, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp được cơ quan Công an, Tòa án, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng cung cấp thông tin về tình trạng án tích của người đó để cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
(4) Công dân Việt Nam bị Tòa án nước ngoài kết án mà trích lục bản án, trích lục án tích của người đó được Viện kiểm sát nhân dân tối cao cung cấp cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010.
(5) Công dân Việt Nam bị Tòa án nước ngoài kết án được chuyển giao để chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010.
Các cơ quan, đơn vị nào có trách nhiệm tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích theo đề nghị của Sở Tư pháp?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP có quy định:
Trường hợp cần có thêm thông tin về tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, tình trạng thi hành án của người đã bị Tòa án Việt Nam kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 để lập Lý lịch tư pháp của người đó theo quy định, thì Sở Tư pháp đề nghị các cơ quan, đơn vị sau đây tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp, cụ thể như sau:
- Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án cung cấp bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật; trường hợp vụ án được xét xử theo thủ tục phúc thẩm thì Tòa án đã xét xử phúc thẩm cung cấp bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm; trường hợp bản án được xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Ban thư ký Tòa án nhân dân tối cao cung cấp quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm;
- Tòa án đã ra quyết định thi hành án hình sự cung cấp quyết định thi hành án hình sự;
- Tòa án đã cấp giấy chứng nhận đặc xá trong trường hợp hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cung cấp thông tin về việc đặc xá;
- Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Công an cấp tỉnh thực hiện cung cấp thth về việc thi hành án phạt trục xuất;
- Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự huyện đã ra quyết định thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác trong bản án hình sự; quyết định đình chỉ thi hành án; cấp giấy xác nhận kết quả thi hành án; văn bản thông báo kết thúc thi hành án liên quan đến thi hành phần dân sự trong bản án hình sự cung cấp thông tin về việc thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác, thông tin về đình chỉ thi hành án, kết quả thi hành án của người bị kết án;
- Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức đã cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ, án treo, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân cung cấp thông tin về việc chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ, án treo và các hình phạt bổ sung này;
- Tòa án quân sự Trung ương cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của người bị Tòa án quân sự kết án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?