Xây dựng công trình kiến trúc trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc như thế nào thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 10 triệu đồng?
- Hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc là gì?
- Trong hoạt động đo đạc và bản đồ thì nghiêm cấm hành vi nào liên quan đến hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc?
- Xây dựng công trình kiến trúc trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc như thế nào có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 10 triệu đồng?
Hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc là gì?
Hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc được giải thích tại khoản 11 Điều 3 Luật Đo đạc và bản đồ 2018 như sau:
Hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc là khoảng không, diện tích mặt đất, dưới mặt đất, mặt nước, dưới mặt nước cần thiết để bảo đảm công trình hạ tầng đo đạc hoạt động đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật khi xây dựng.
Theo đó, hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc là khoảng không, diện tích mặt đất, dưới mặt đất, mặt nước, dưới mặt nước cần thiết để bảo đảm công trình hạ tầng đo đạc hoạt động đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật khi xây dựng.
Hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc là gì? (Hình từ Internet)
Trong hoạt động đo đạc và bản đồ thì nghiêm cấm hành vi nào liên quan đến hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc?
Trong hoạt động đo đạc và bản đồ liên quan đến hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc thì hành vi bị nghiêm cấm được quy định khoản 2 Điều 6 Luật Đo đạc và bản đồ 2018 như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đo đạc và bản đồ
1. Giả mạo, làm sai lệch số liệu, kết quả đo đạc và bản đồ.
2. Phá hủy, làm hư hỏng công trình hạ tầng đo đạc; vi phạm hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc.
3. Hoạt động đo đạc và bản đồ khi không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
4. Xuất bản, lưu hành sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia mà không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền, biên giới quốc gia.
5. Cản trở hoạt động đo đạc và bản đồ hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
6. Lợi dụng hoạt động đo đạc và bản đồ để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
7. Phát tán, làm lộ thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc danh mục bí mật nhà nước.
Như vậy, trong hoạt động đo đạc và bản đồ liên quan đến hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc thì hành vi bị nghiêm cấm là phá hủy, làm hư hỏng công trình hạ tầng đo đạc; vi phạm hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc.
Xây dựng công trình kiến trúc trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc như thế nào có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 10 triệu đồng?
Xây dựng công trình kiến trúc trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 10 triệu đồng nếu vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 5 Điều 6 Nghị định 18/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 4 Nghị định 04/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định trong xây dựng, sử dụng, bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã khi sử dụng mốc đo đạc.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Xây dựng, sửa chữa, cải tạo công trình kiến trúc trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc không tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai đối với hành lang bảo vệ an toàn công trình và pháp luật khác có liên quan;
b) Tự ý di dời, phá dỡ mốc đo đạc khi không có sự chấp thuận của cơ quan quản lý mốc đo đạc đó.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phá hủy, làm hư hỏng mốc đo đạc.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đầu tư xây dựng mạng lưới các trạm định vị vệ tinh có mục đích kinh doanh không theo danh mục dự án đầu tư do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khuyến khích đầu tư.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với các hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc phá dỡ công trình hoặc phần công trình xây dựng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
c) Buộc phá dỡ trạm định vị vệ tinh đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.
Như vậy, xây dựng công trình kiến trúc trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 10 triệu đồng nếu không tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai đối với hành lang bảo vệ an toàn công trình và pháp luật khác có liên quan.
Bên cạnh đó, còn buộc phá dỡ công trình hoặc phần công trình xây dựng đối với hành vi này.
Và mức phạm tại quy định này áp dụng đối với cá nhân còn tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt gấp 02 lần theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 18/2020/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?