Xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực biên giới hằng năm được thực hiện như thế nào? Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới được quy định ra sao?
Xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực biên giới hằng năm được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Luật Biên giới quốc gia 2003 như sau:
Hàng năm, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình lập kế hoạch đầu tư xây dựng các dự án phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng, điều chỉnh dân cư khu vực biên giới, công trình biên giới trình Chính phủ quyết định.
Như vậy, hiện nay thì việc xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực biên giới hằng năm được bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình lập kế hoạch và trình Chính phủ quyết định.
Khu vực biên giới (hình từ internet)
Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới được quy định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 140/2004/NĐ-CP như sau:
Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới
1. Hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới phải thường xuyên được củng cố, xây dựng vững mạnh theo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; bảo đảm thực hiện tốt các chức năng lãnh đạo, quản lý, xây dựng khu vực biên giới và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
2. Đội ngũ cán bộ cơ sở ở khu vực biên giới được tuyển chọn, bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là dân tộc ít người và cán bộ ở miền xuôi lên công tác lâu dài ở khu vực biên giới.
3. Bộ Nội vụ, Uỷ ban Dân tộc trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất kế hoạch xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ở từng khu vực biên giới trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Theo đó, khi xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới thì phải được
+ Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới phải thường xuyên được củng cố, xây dựng vững mạnh theo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; bảo đảm thực hiện tốt các chức năng lãnh đạo, quản lý, xây dựng khu vực biên giới và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
+ Đội ngũ cán bộ cơ sở ở khu vực biên giới được tuyển chọn, bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
+ Bộ Nội vụ, Uỷ ban Dân tộc trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất kế hoạch xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ở từng khu vực biên giới trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Khu vực biên giới phải bố trí dân cư như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 140/2004/NĐ-CP như sau:
Bố trí dân cư ở khu vực biên giới
1. Bố trí dân cư ở khu vực biên giới được quy hoạch phù hợp với quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, tính chất và đặc điểm từng vùng, từng dân tộc, từng địa phương; huy động, sử dụng lao động hợp lý để tạo ra của cải vật chất, hàng hoá phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu và đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới.
2. Nhà nước có chính sách phù hợp để nhân dân định cư ổn định ở khu vực biên giới; khuyến khích những cán bộ công tác lâu dài, người tình nguyện đến định cư ở khu vực biên giới, đặc biệt là nơi khó khăn.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biên giới quốc gia nghiên cứu xây dựng quy hoạch, bố trí dân cư ở khu vực biên giới trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Theo đó, có thể thấy rằng khu vực biên giới phải bố trí dân cư theo quy hoạch phù hợp với quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, tính chất và đặc điểm từng vùng, từng dân tộc, từng địa phương.
Huy động, sử dụng lao động hợp lý để tạo ra của cải vật chất, hàng hoá phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu và đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Sáp nhập các ban Đảng như thế nào? Phương án sắp xếp, sáp nhập các cơ quan Đảng Trung ương ra sao?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là gì? 03 hình thức khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng?
- Queen never cry là gì? Đu trend Queen never cry (Nữ hoàng không bao giờ khóc) trên mạng xã hội cần lưu ý điều gì?
- Công điện 124/2024 tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024 thế nào?