Xây dựng văn bản hợp nhất đối với những nội dung được bổ sung và những nội dung được sửa đổi có khác nhau gì hay không?

Tôi thấy ngày nay các cơ quan nhà nước ban hành ra những văn bản hợp nhất khá tiện dụng cho mọi người khi tra cứu. Do đó, tôi có một số thắc mắc liên quan đến hoạt động hợp nhất văn bản như sau. Hợp nhất văn bản đối với những nội dung được bổ sung và những nội dung được sửa đổi có khác nhau gì hay không? Khi xây dựng văn bản hợp nhất, có cần tuân thủ theo các quy định về thể thức văn bản hay không? Tên của văn bản hợp nhất được lấy theo tên văn bản ban hành trước hay sau?

Xây dựng văn bản hợp nhất đối với những nội dung được bổ sung và những nội dung được sửa đổi có khác nhau gì hay không?

Đối với những nội dung được sửa đổi và những nội dung được bổ sung, việc hợp nhất văn bản được quy định cụ thể tại Điều 14 và Điều 15 Pháp lệnh 01/2012/UBTVQH13 hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật như sau:

(1) Hợp nhất nội dung được sửa đổi

- Văn bản được sửa đổi, bổ sung có phần, chương, mục, điều, khoản, điểm, đoạn, cụm từ được sửa đổi thì số thứ tự của phần, chương, mục, điều, khoản, điểm trong văn bản hợp nhất vẫn được giữ nguyên như văn bản được sửa đổi, bổ sung.

- Trong văn bản hợp nhất phải có ký hiệu chú thích ngay tại phần, chương, mục, điều, khoản, điểm, đoạn, cụm từ được sửa đổi.

- Tại cuối trang của văn bản hợp nhất phải ghi chú rõ tên, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung và ngày có hiệu lực của quy định sửa đổi phần, chương, mục, điều, khoản, điểm, đoạn, cụm từ.

(2) Hợp nhất nội dung được bổ sung

- Văn bản được sửa đổi, bổ sung có phần, chương, mục, điều, khoản, điểm, đoạn, cụm từ được bổ sung thì số thứ tự của phần, chương, mục, điều, khoản, điểm trong văn bản hợp nhất vẫn được giữ nguyên như văn bản được sửa đổi, bổ sung.

- Việc sắp xếp phần, chương, mục, điều, khoản, điểm, đoạn, cụm từ được bổ sung trong văn bản hợp nhất được thực hiện theo thứ tự quy định trong văn bản sửa đổi, bổ sung.

- Trong văn bản hợp nhất phải có ký hiệu chú thích ngay tại phần, chương, mục, điều, khoản, điểm, đoạn, cụm từ được bổ sung.

- Tại cuối trang của văn bản hợp nhất phải ghi chú rõ tên, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung và ngày có hiệu lực của quy định bổ sung phần, chương, mục, điều, khoản, điểm, đoạn, cụm từ.

Theo quy định trên, có thể thấy việc hợp nhất văn bản đối với nội dung được sửa đổi và nội dung được bổ sung là tương đối giống nhau, tương ứng với từng trường hợp. Tuy nhiên, ở họat động hợp nhất nội dung được bổ sung sẽ có thêm bước sắp xếp các phần, chương, mục, điều, khoản, điểm, đoạn, cụm từ được bổ sung trong văn bản hợp nhất theo thứ tự quy định trong văn bản sửa đổi, bổ sung.

Xây dựng văn bản hợp nhất

Xây dựng văn bản hợp nhất

Bên cạnh đó, quá trình hợp nhất văn bản còn thực hiện với những nội dung sau:

(1) Hợp nhất lời nói đầu, căn cứ ban hành: quy định tại Điều 13 Pháp lệnh 01/2012/UBTVQH13 hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật

- Văn bản được sửa đổi, bổ sung có lời nói đầu được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ thì việc hợp nhất lời nói đầu được thực hiện theo quy định tại các điều 14, 15 và 16 của Pháp lệnh này.

- Trong văn bản hợp nhất phải có ký hiệu chú thích ngay tại phần căn cứ ban hành và tại cuối trang của văn bản hợp nhất phải ghi chú rõ tên, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung và căn cứ ban hành của văn bản sửa đổi, bổ sung.

(2) Hợp nhất nội dung được bãi bỏ: quy định tại Điều 16 Pháp lệnh 01/2012/UBTVQH13 hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật

- Văn bản được sửa đổi, bổ sung có phần, chương, mục, điều, khoản, điểm, đoạn, cụm từ được bãi bỏ thì trong văn bản hợp nhất không thể hiện nội dung được bãi bỏ. Số thứ tự phần, chương, mục, điều, khoản, điểm trong văn bản hợp nhất được giữ nguyên như văn bản được sửa đổi, bổ sung.

- Trong văn bản hợp nhất có phần, chương, mục, điều, khoản, điểm được bãi bỏ thì phải có ký hiệu chú thích và ghi rõ cụm từ “được bãi bỏ” ngay sau số thứ tự của phần, chương, mục, điều, khoản, điểm đó; trường hợp có đoạn, cụm từ được bãi bỏ thì phải có ký hiệu chú thích ngay tại vị trí của đoạn, cụm từ đó.

- Tại cuối trang của văn bản hợp nhất phải ghi chú rõ tên, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung và ngày có hiệu lực của quy định bãi bỏ phần, chương, mục, điều, khoản, điểm, đoạn, cụm từ.

(3) Thể hiện quy định về việc thi hành trong văn bản hợp nhất: quy định tại Điều 17 Pháp lệnh 01/2012/UBTVQH13 hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật

- Trường hợp văn bản sửa đổi, bổ sung có điều khoản quy định về hiệu lực thi hành, trách nhiệm thi hành, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, quy định chuyển tiếp thì trong văn bản hợp nhất phải có ký hiệu chú thích ngay tại tên chương hoặc điều quy định về việc thi hành và tại cuối trang của văn bản hợp nhất phải ghi chú rõ tên, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung, ngày có hiệu lực và các nội dung về việc thi hành trong văn bản sửa đổi, bổ sung. Trường hợp văn bản được sửa đổi, bổ sung không có chương hoặc điều về việc thi hành thì các nội dung này được thể hiện tại phần quy định về việc thi hành ở cuối văn bản hợp nhất, kèm theo tên, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung.

- Trường hợp cơ quan ban hành văn bản được hợp nhất có ban hành văn bản quy định về việc thi hành văn bản được hợp nhất thì trong văn bản hợp nhất phải có ký hiệu chú thích ngay tại tên chương hoặc điều quy định về việc thi hành và tại cuối trang của văn bản hợp nhất phải ghi chú rõ tên, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm thông qua hoặc ký ban hành của văn bản quy định về việc thi hành. Trường hợp văn bản được sửa đổi, bổ sung không có chương, điều về việc thi hành thì phải có ký hiệu chú thích tại phần quy định về việc thi hành trong văn bản hợp nhất và tại cuối trang của văn bản hợp nhất phải ghi chú rõ tên, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm thông qua hoặc ký ban hành của văn bản quy định về việc thi hành

Khi xây dựng văn bản hợp nhất, có cần tuân thủ theo các quy định về thể thức văn bản hay không?

Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hợp nhất được quy định tại Điều 11 Pháp lệnh 01/2012/UBTVQH13 hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật như sau:

"1. Thể thức văn bản hợp nhất bao gồm phần quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản hợp nhất, lời nói đầu, căn cứ ban hành, phần, chương, mục, điều, khoản, điểm của văn bản được sửa đổi, bổ sung và các nội dung được hợp nhất theo kỹ thuật quy định tại Chương này, phần quy định về việc thi hành, phần ký xác thực.
2. Kỹ thuật trình bày văn bản hợp nhất được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan."

Theo đó, khi xây dựng văn bản hợp nhất vẫn cần phải tuân theo các quy định về thể thức văn bản, cụ thể được quy định như trên.

Tên của văn bản hợp nhất được lấy theo tên văn bản ban hành trước hay sau?

Tại Điều 12 Pháp lệnh 01/2012/UBTVQH13 hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật quy định về tên văn bản hợp nhất như sau:

"1. Tên văn bản hợp nhất là tên văn bản được sửa đổi, bổ sung.
2. Tên văn bản được sửa đổi, bổ sung và tên văn bản sửa đổi, bổ sung được liệt kê ngay sau tên văn bản hợp nhất. Kèm theo tên văn bản được sửa đổi, bổ sung và văn bản sửa đổi, bổ sung phải ghi rõ số, ký hiệu, ngày, tháng, năm thông qua hoặc ký ban hành, tên cơ quan ban hành và ngày có hiệu lực của từng văn bản."

Như vậy, tên văn bản hợp nhất được lấy theo tên của văn bản được sửa đổi, bổ sung, tạm hiểu là văn bản ban hành trước.


Văn bản hợp nhất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Văn bản hợp nhất được cập nhật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật gồm những thông tin cơ bản nào?
Pháp luật
Văn bản hợp nhất có được dùng làm căn cứ pháp lý để ban hành quyết định thành lập Hội đồng hay không?
Pháp luật
Văn bản hợp nhất có được xem là văn bản quy phạm pháp luật hay không? Có được cập nhật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật hay không?
Pháp luật
Xây dựng văn bản hợp nhất đối với những nội dung được bổ sung và những nội dung được sửa đổi có khác nhau gì hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Văn bản hợp nhất
1,341 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Văn bản hợp nhất

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Văn bản hợp nhất

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào