Xây nhà, làm nhà nổi trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa được không? Có bị xử phạt không?
Bảo đảm an toàn, an ninh trong hoạt động đường thủy nội địa
Theo Điều 6 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định bảo đảm an toàn, an ninh trong hoạt động đường thủy nội địa
- Các công trình, hoạt động liên quan đến đường thủy nội địa phải được bảo đảm an toàn, an ninh theo quy định của Nghị định này và quy định khác có liên quan của pháp luật.
- Trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh trong hoạt động đường thủy nội địa
+ Chủ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, người khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu; tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động trên đường thủy nội địa có trách nhiệm bảo đảm và duy trì an toàn, an ninh công trình, hoạt động trong quá trình đầu tư xây dựng, quản lý khai thác theo quy định của pháp luật;
+ Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa, cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn, an ninh đối với công trình và hoạt động liên quan đến đường thủy nội địa, cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu; kiểm tra, xử lý đối với hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an toàn, an ninh đường thủy nội địa, cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu theo quy định.
Xây nhà, làm nhà nổi trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa
Xây nhà, làm nhà nổi trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa được không?
Căn cứ Điều 8 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004, được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1, điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 và khoản 7 Điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định về các hành vi bị cấm về giao thông đường thủy nội địa như sau:
- Phá hoại công trình giao thông đường thuỷ nội địa; tạo vật chướng ngại gây cản trở giao thông đường thuỷ nội địa.
- Mở cảng, bến thuỷ nội địa trái phép; đón, trả người hoặc xếp, dỡ hàng hoá không đúng nơi quy định.
- Xây dựng trái phép nhà, lều quán hoặc các công trình khác trên đường thuỷ nội địa và phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thuỷ nội địa (Thay thế cụm từ “kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa” bằng cụm từ “kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa” tại )
- Đổ đất, đá, cát, sỏi hoặc chất thải khác, khai thác trái phép khoáng sản trong phạm vi luồng và hành lang bảo vệ luồng; đặt cố định ngư cụ, phương tiện khai thác, nuôi trồng thuỷ sản trên luồng.
- Đưa phương tiện không đủ điều kiện hoạt động theo quy định tại Điều 24 của Luật này tham gia giao thông đường thuỷ nội địa; sử dụng phương tiện không đúng công dụng hoặc không đúng vùng hoạt động theo giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của cơ quan đăng kiểm.
- Giao phương tiện cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường thủy nội địa
- Bố trí thuyền viên không đủ định biên theo quy định khi đưa phương tiện vào hoạt động; thuyền viên, người lái phương tiện làm việc trên phương tiện không có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc bằng, chứng chỉ chuyên môn không phù hợp.
- Chở hàng hoá độc hại, dễ cháy, dễ nổ, động vật lớn chung với hành khách; chở quá sức chở người của phương tiện hoặc quá vạch dấu mớn nước an toàn.
- Làm việc trên phương tiện khi trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 40 miligam/1lít khí thở hoặc có các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.
- Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm; xâm phạm tính mạng, tài sản khi phương tiện bị nạn; lợi dụng việc xảy ra tai nạn làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn.
- Vi phạm báo hiệu hạn chế tạo sóng hoặc các báo hiệu cấm khác.
- Tổ chức đua hoặc tham gia đua trái phép phương tiện trên đường thuỷ nội địa; lạng lách gây nguy hiểm cho phương tiện khác.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, gây phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ; thực hiện hoặc cho phép thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa.
- Các hành vi khác vi phạm pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa.
Như vậy, xây nhà, làm nhà nổi rơi vào một trong những hành vi bị nghiêm cấm về giao thông đường thủy nội địa.
Mức phạt về hành vi xây nhà, làm nhà nổi trong hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa là bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 11 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm về bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
"6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý tháo dỡ cấu kiện hoặc lấy đất, đá của công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đổ bùn, đất, đá, cát, sỏi hoặc chất thải khác xuống vùng nước đường thủy nội địa không đúng quy định;
c) Xây dựng công trình, dựng nhà, làm nhà nổi không đúng quy định trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa hoặc trong phạm vi bảo vệ công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa."
Do đó, mức phạt về hành vi xây nhà, làm nhà nổi lên đến 20.000.000 triệu đồng. Đồng thời buộc phá dỡ nhà, nhà nổi, công trình vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?