Xây nhà ở phần đất nằm trên 2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khác nhau thì có được không?
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được quy định như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được quy định cụ thể tại Luật Đất Đai
Căn cứ theo Điều 166 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền chung của người sử dụng lao động như sau:
"Điều 166. Quyền chung của người sử dụng đất
1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
6. Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai."
Cùng với đó nghĩa vụ của người sử dụng đất quy định tại Điều 170 Luật Đất đai 2013 như sau:
"Điều 170. Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất
1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.
5. Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.
6. Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.
7. Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng."
Như vậy, người sử dụng đất có các quyền và nghĩa vụ chung nêu tại các điều khoản trên sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không.
Xây nhà ở phần đất nằm trên 2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khác nhau thì có được không? (Hình từ Internet)
Xây nhà ở phần đất nằm trên 2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khác nhau thì có được không?
Như phân tích trên thì tại khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai 2013 thì việc sử dụng đất sẽ thực hiện đúng mục đích, đúng ranh giới.
Trường hợp này thì 2 thửa khác nhau nhưng đã xây dựng 1 căn nhà trên cả 2 thửa anh/chị có thể văn phòng đăng ký đất đai sẽ yêu cầu hợp thửa trước mới cập nhật biến động được.
Nếu Văn phòng đăng ký đất đai không yêu cầu hợp thửa, vẫn chấp nhận giải quyết cho thì theo khoản 4 Điều 31 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:
"Điều 31. Chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
..
4. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là người sử dụng đất ở thì ngoài giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này, phải có hợp đồng thuê đất hoặc hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng nhà ở đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai"
Đối với phần đất riêng của người vợ và muốn đưa tài sản của vợ chồng vào thì cần có thêm văn bản đồng ý của người vợ.
Sau khi hợp thửa ai sẽ đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 được hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị định 126/2014/NĐ-CP như sau:
"Điều 12. Đăng ký tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng phải đăng ký theo quy định tại Điều 34 của Luật Hôn nhân và gia đình bao gồm quyền sử dụng đất, những tài sản khác mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu.
2. Đối với tài sản chung của vợ chồng đã được đăng ký và ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì vợ, chồng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất để ghi tên của cả vợ và chồng.
3. Trong trường hợp tài sản chung được chia trong thời kỳ hôn nhân mà trong giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên cả vợ và chồng thì bên được chia phần tài sản bằng hiện vật có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký tài sản cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cơ sở văn bản thỏa thuận của vợ chồng hoặc quyết định của Tòa án về chia tài sản chung"
Do đó trong quá trình hôn nhân, nếu đăng ký tài sản chung thì vợ chồng có quyền thỏa thuận để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất ghi tên cả hai. Hoặc có thể thỏa thuận ghi tên vợ hoặc chồng vẫn được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?