Xe 30 chỗ chở khách di chuyển ngoài khu vực đông dân cư được phép chạy với tốc độ tối đa là bao nhiêu?
- Tốc độ tối đa được phép đối với xe 30 chỗ chở khách ngoài khu vực đông dân cư là bao nhiêu?
- Khi di chuyển với tốc độ tối đa trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư, xe 30 chỗ chở khách phải giữ khoảng cách với xe khác bao nhiêu mét?
- Người điều khiển xe 30 chỗ chở khách phải giảm tốc độ để có thể dừng lại an toàn trong các trường hợp nào?
Tốc độ tối đa được phép đối với xe 30 chỗ chở khách ngoài khu vực đông dân cư là bao nhiêu?
Theo Điều 7 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) như sau:
Như vậy, xe 30 chỗ chở khách di chuyển ngoài khu vực đông dân cư sẽ chạy với tốc độ tối đa như sau 90km/h đối với đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên và 80km/h đối với đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.
Xe 30 chỗ chở khách di chuyển ngoài khu vực đông dân cư được phép chạy với tốc độ tối đa là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Khi di chuyển với tốc độ tối đa trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư, xe 30 chỗ chở khách phải giữ khoảng cách với xe khác bao nhiêu mét?
Theo Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường như sau:
Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường
1. Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.
2. Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường
a) Trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:
Khi điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông.
b) Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định tại điểm a Khoản này.
Theo đó, trong trường hợp có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe", người điều khiển xe 30 chỗ chở khách phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.
Trường hợp không có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe", người điều khiển xe 30 chổ chở khách phải giữ khoảng cách an toàn với xe khác như sau:
- Trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:
+ Nếu xe chạy với tốc độ tối đa 90km (đối với đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên) thì khoảng cách an toàn với xe chạy liền trước là 70m.
+ Nếu xe chạy với tốc độ tối đa 80km (đối với đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới) thì khoảng cách an toàn với xe chạy liền trước là 55m.
- Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe 30 chổ chở khách phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định nêu trên.
Người điều khiển xe 30 chỗ chở khách phải giảm tốc độ để có thể dừng lại an toàn trong các trường hợp nào?
Theo Điều 5 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, người điều khiển xe 30 chỗ chở khách phải giảm tốc độ để có thể dừng lại an toàn trong các trường hợp sau:
- Có báo hiệu cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường;
- Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế;
- Qua nơi đường bộ giao nhau cùng mức; nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường vòng; đường có địa hình quanh co, đèo dốc; đoạn đường có mặt đường hẹp, không êm thuận;
- Qua cầu, cống hẹp; đi qua đập tràn, đường ngầm, hầm chui; khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống dốc;
- Qua khu vực có trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng tập trung nhiều người; khu vực đông dân cư, nhà máy, công sở tập trung bên đường; khu vực đang thi công trên đường bộ; hiện trường xảy ra tai nạn giao thông;
- Khi có người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường;
- Có súc vật đi trên đường hoặc chăn thả ở sát đường;
- Tránh xe chạy ngược chiều hoặc khi cho xe chạy sau vượt; khi có tín hiệu xin đường, tín hiệu khẩn cấp của xe đi phía trước;
- Đến gần bến xe buýt, điểm dừng đỗ xe có khách đang lên, xuống xe;
- Gặp xe ưu tiên đang thực hiện nhiệm vụ; gặp xe siêu trường, xe siêu trọng, xe chở hàng nguy hiểm; gặp đoàn người đi bộ;
- Trời mưa; có sương mù, khói, bụi; mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, vật liệu rơi vãi;
- Khi điều khiển phương tiện đi qua khu vực trạm kiểm soát tải trọng xe, trạm cảnh sát giao thông, trạm giao dịch thanh toán đối với các phương tiện sử dụng đường bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?