Xe máy chuyên dùng cần bảo đảm yêu cầu về khí thải, tiếng ồn như thế nào khi tham gia giao thông?
Việc kiểm tra tổng quát chất lượng an toàn kỹ thuật đối với xe máy chuyên dùng được quy định ra sao?
Việc kiểm tra tổng quát chất lượng an toàn kỹ thuật đối với xe máy chuyên dùng được quy định tại tiết 2.1.1 tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 13:2011/BGTVT về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng do Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
(1) Hình dáng, kích thước trọng lượng và kết cấu chung
Đúng với hồ sơ kỹ thuật.
(2) Các thông số nhận dạng
Số động cơ, số khung, số xuất xưởng: phù hợp với quy định của nhà sản xuất hoặc hồ sơ gốc.
c) Động cơ và các cụm liên quan
- Định vị chắc chắn;
- Hoạt động ổn định ở mọi chế độ;
- Bầu giảm thanh và đường ống dẫn khí thải không thủng.
(3) Thân vỏ, buồng lái
- Thân vỏ: Không thủng, rách và định vị chắc với bệ;
- Buồng lái:
+ Đối với buồng lái kín: Cửa có đủ số lượng theo hồ sơ kĩ thuật; khoá cửa chắc chắn và không tự mở; kính chắn gió không có vết rạn nứt; gạt nước đủ số lượng theo hồ sơ kỹ thuật, định vị đúng và hoạt động tốt;
+ Đối với buồng lái hở: Mái che và khung đỡ mái che phải chắc chắn.
- Ghế người lái:
Phải được định vị đúng vị trí và chắc chắn, không bị thủng, rách.
- Gương quan sát phía sau:
Đủ số lượng và đúng kiểu loại ghi trong hồ sơ kỹ thuật; không nứt, vỡ và cho hình ảnh rõ nét.
(4) Khung và sàn bệ chính
- Không được thay đổi kết cấu so với hồ sơ kỹ thuật;
- Các dầm dọc và ngang của khung bệ không cong vênh hoặc nứt, gẫy, thủng ở mức nhận biết bằng mắt thường;
- Sàn, bệ phải được định vị chắc chắn với khung.
(5) Hệ thống treo
- Đầy đủ các bộ phận, chi tiết, không nứt, gẫy; định vị đúng vị trí theo hồ sơ kỹ thuật;
- Giảm chấn hoạt động bình thường; đối với giảm chấn thuỷ lực không được rò rỉ dầu.
(6) Hệ thống nhiên liệu làm mát, bôi trơn
- Toàn bộ hệ thống không rò, rỉ thành giọt;
- Các đường ống dẫn không bị bẹp, không cọ sát với các bộ phận chuyển động;
- Thùng chứa nhiên liệu, két nước, két làm mát dầu và thùng chứa dầu bôi trơn phải định vị chắc chắn, đúng vị trí theo hồ sơ kỹ thuật và có nắp đậy kín khít.
Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu của xe máy chuyên dùng được quy định như thế nào?
Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu của xe máy chuyên dùng được quy định tại tiết 2.1.8 tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 13:2011/BGTVT về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng do Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
(1) Đèn chiếu sáng
- Phải có đủ số lượng, định vị đúng vị trí, không nứt, vỡ;
- Cường độ chiếu sáng phải đảm bảo theo hồ sơ kỹ thuật.
(2) Đèn tín hiệu
- Phải có đủ số lượng, lắp đặt đúng vi trí theo hồ sơ kỹ thuật và được định vị chắc chắn;
- Đèn xin đường có tần số nháy từ 60 đến 120 lần/phút (Từ 1 đến 2Hz);
- Khi quan sát bằng mắt, phải phân biệt tín hiệu rõ ràng ở khoảng cách 20 m đối với đèn phanh, đèn xin đường và khoảng cách 10m đối với đèn tín hiệu khác, trong điều kiện ban ngày.
(3) Còi điện
Âm lượng toàn bộ ở khoảng cách 2m tính từ đầu xe, cao 1,2 m không nhỏ hơn 90 dB(A), không lớn hơn 115 dB(A).
Xe máy chuyên dùng cần bảo đảm yêu cầu về khí thải, tiếng ồn như thế nào khi tham gia giao thông? (Hình từ Internet)
Xe máy chuyên dùng cần bảo đảm yêu cầu về khí thải, tiếng ồn như thế nào khi tham gia giao thông?
Xe máy chuyên dùng cần bảo đảm yêu cầu về khí thải, tiếng ồn được quy định tại tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 13:2011/BGTVT về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng do Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
2.2. Quy định về bảo vệ môi trường
2.2.1. Khí thải
a) Đối với xe máy chuyên dùng sử dụng động cơ diezel
- Độ khói (%HSU) tối đa cho phép là 60 đối với XMCD chưa qua sử dụng;
- Độ khói (%HSU) tối đa cho phép là 72 đối với XMCD đã qua sử dụng.
b) Đối với xe máy chuyên dùng sử dụng động cơ xăng
- Thành phần CO (% thể tích):
+ Đối với XMCD chưa qua sử dụng, tối đa là 3,5;
+ Đối với XMCD đã qua sử dụng, tối đa là 4,5;
- Thành phần HC (phần triệu thể tích-ppm):
+ Đối với XMCD chưa qua sử dụng, tối đa là 800 đối với động cơ 4 kỳ; 7800 cho động cơ 2 kỳ;
+ Đối với XMCD đã qua sử dụng, tối đa là 1200 cho động cơ 4 kỳ và 7800 cho động cơ 2 kỳ.
2.2.2. Tiếng ồn
Mức ồn tối đa cho phép phát ra khi đỗ là 110 dB(A), xác định theo TCVN 6435 - Âm học - Đo tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi đỗ - Phương pháp điều tra.
Như vậy, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông cần bảo đảm yêu cầu về khí thải, tiếng ồn nêu trên để đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu biên bản về việc kháng cáo vụ án hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu biên bản về việc kháng cáo?
- Quy chế nội bộ về cho vay, quản lý nợ, xử lý rủi ro của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm những nội dung nào?
- Việc thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư được quy định thế nào?
- Cách thức giải quyết công việc của Tổng Kiểm toán nhà nước là gì? Cuộc họp do Tổng Kiểm toán nhà nước chủ trì gồm những gì?
- Lỗi đi vào đường cấm ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền, trừ mấy điểm giấy phép lái xe theo Nghị định 168?