Xe ô tô chuyên dùng trong hệ thống Tòa án nhân dân là những loại xe nào? Người được giao thẩm quyền về quản lý, điều hành xe ô tô căn cứ vào đâu để bố trí xe?
Xe ô tô chuyên dùng trong hệ thống Tòa án nhân dân là những loại xe nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ chức danh, xe ô tô phục vụ công tác chung, xe ô tô chuyên dùng trong hệ thống Tòa án nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 140/2021/QĐ-TANDTC quy định như sau:
Chủng loại xe ô tô
...
3. Xe ô tô chuyên dùng
“Xe ô tô chuyên dùng” trong Quy chế này được hiểu là loại xe ô tô có 01 cầu chủ lực 07 chỗ ngồi; loại xe có 02 cầu chủ lực 07 chỗ ngồi; loại xe ô tô có 01 cầu chủ lực 16 chỗ ngồi, 30 chỗ ngồi; 45 chỗ ngồi;
Đối với chủng loại xe, nhãn hiệu xe, màu sơn của xe, căn cứ vào tình hình thực tế của nhà sản xuất cung ứng ra thị trường tại thời điểm trang bị, do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định. Các xe này sau khi mua từ nhà sản xuất đưa vào lưu hành thì gắn biểu tượng (Logo) của Tòa án nhân dân hai bên cửa trước xe với đường kính của Logo là 20 cm đối với xe ô tô 7 chỗ ngồi; 25 cm đối với xe 16 chỗ ngồi;
Xe ô tô chuyên dùng để phục vụ cho hoạt động của các đơn vị và thực hiện chức năng, nhiệm vụ chính trị của hệ thống Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật.
Theo đó, xe ô tô chuyên dùng trong Quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ chức danh, xe ô tô phục vụ công tác chung, xe ô tô chuyên dùng trong hệ thống Tòa án nhân dân được hiểu là loại xe ô tô có 01 cầu chủ lực 07 chỗ ngồi, loại xe có 02 cầu chủ lực 07 chỗ ngồi, loại xe ô tô có 01 cầu chủ lực 16 chỗ ngồi, 30 chỗ ngồi và 45 chỗ ngồi.
Đối với chủng loại xe, nhãn hiệu xe, màu sơn của xe, căn cứ vào tình hình thực tế của nhà sản xuất cung ứng ra thị trường tại thời điểm trang bị, do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định. Các xe này sau khi mua từ nhà sản xuất đưa vào lưu hành thì gắn biểu tượng (Logo) của Tòa án nhân dân hai bên cửa trước xe với đường kính của Logo là 20 cm đối với xe ô tô 7 chỗ ngồi; 25 cm đối với xe 16 chỗ ngồi;
Xe ô tô chuyên dùng để phục vụ cho hoạt động của các đơn vị và thực hiện chức năng, nhiệm vụ chính trị của hệ thống Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật.
Xe ô tô (Hình từ Internet)
Đơn vị được giao nhiệm vụ về quản lý và điều hành xe ô tô chuyên dùng trong hệ thống Tòa án nhân dân có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo Điều 9 Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 140/2021/QĐ-TANDTC quy định như sau:
Trách nhiệm của đơn vị, bộ phận được giao nhiệm vụ về quản lý và điều hành xe ô tô
1. Có trách nhiệm bố trí xe ô tô để phục vụ tốt nhiệm vụ của cơ quan theo lệnh điều xe của Thủ trưởng đơn vị.
2. Điều động, quản lý xe, lái xe và cấp phát xăng dầu phục vụ công tác đúng đối tượng, đúng thời gian, lịch trình đảm bảo an toàn, hiệu quả, tiết kiệm.
3. Xác nhận, đề nghị thanh, quyết toán xăng, dầu, phí cầu đường, phí cầu phà... nếu có, cho lái xe theo quy định về chế độ tài chính.
4. Kiểm tra, quản lý và lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa xe ô tô theo quy định.
Như vậy, đơn vị được giao nhiệm vụ về quản lý và điều hành xe ô tô chuyên dùng trong hệ thống Tòa án nhân dân được quy định cụ thể trên.
Người được giao thẩm quyền về quản lý, điều hành xe ô tô căn cứ vào đâu để bố trí xe?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 140/2021/QĐ-TANDTC quy định như sau:
Quy định về sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung, xe ô tô chuyên dùng
1. Việc điều xe ô tô để phục vụ công tác phải do Thủ trưởng đơn vị quyết định. Khi có kế hoạch đi công tác bằng xe ô tô, thì cá nhân, đơn vị, bộ phận phải có phiếu đề xuất về lịch trình chi tiết, cụ thể số lượng người đi công tác, thời gian dự kiến... gửi Thủ trưởng đơn vị được giao quản lý, sử dụng xe ô tô hoặc người được ủy quyền phê duyệt về lịch trình sau đó chuyển bộ phận trực tiếp quản lý điều hành xe để bố trí điều động xe ô tô phục vụ công tác. Trong trường hợp Thủ trưởng đơn vị đi vắng thì người được ủy quyền phê duyệt về lịch trình, nhưng sau đó phải báo cáo Thủ trưởng đơn vị biết.
2. Người đứng đầu bộ phận được Thủ trưởng đơn vị giao thẩm quyền về quản lý, điều hành xe ô tô căn cứ vào đề xuất, lịch trình công tác đã được người có thẩm quyền phê duyệt để bố trí xe phục vụ đoàn công tác đảm bảo phù hợp vị trí địa lý, nhu cầu công việc đảm bảo hợp lý và hiệu quả, tránh lãng phí.
3. Trong trường hợp cần sử dụng xe ô tô khẩn cấp, đột xuất thì phải có ý kiến của người có thẩm quyền quy định tại khoản 1, 2 của Điều này điều hành trực tiếp lái xe đồng thời lái xe phải báo cáo lãnh đạo phụ trách điều hành xe (bằng điện thoại hoặc trực tiếp).
4. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các đơn vị thuộc hệ thống Tòa án nhân dân có trách nhiệm chấp hành và thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý, sử dụng xe ô tô.
Theo đó, người đứng đầu bộ phận được Thủ trưởng đơn vị giao thẩm quyền về quản lý, điều hành xe ô tô căn cứ vào đề xuất, lịch trình công tác đã được người có thẩm quyền phê duyệt để bố trí xe phục vụ đoàn công tác đảm bảo phù hợp vị trí địa lý, nhu cầu công việc đảm bảo hợp lý và hiệu quả, tránh lãng phí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?