Xe ô tô đi lấn làn dành đường xe máy bị phạt bao nhiêu tiền? Xe ô tô đi lấn làn dành đường xe máy có bị tước bằng lái?
Xe ô tô đi lấn làn dành đường xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 5 Điều này;
b) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định;
c) Chở người trên buồng lái quá số lượng quy định;
d) Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm m, điểm n khoản 3 Điều này;
....
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
đ) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) trừ hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này; điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;
e) Tránh xe đi ngược chiều không đúng quy định, trừ hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều quy định tại điểm g khoản 3 Điều này; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;
g) Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc;
...
Như vậy, có hành vi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép bị phạt tiền từ từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Đối với hành vi điều khiển xe đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) có thể bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Xe ô tô đi lấn làn dành đường xe máy bị phạt bao nhiêu tiền? Xe ô tô đi lấn làn dành đường xe máy có bị tước bằng lái xe? (hình từ internet)
Xe ô tô đi lấn làn dành đường xe máy có bị tước bằng lái xe?
Theo Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 4 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt sử dụng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;
...
Như vậy, đối với hành vi điều khiển xe đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) có thể bị tước bằng từ 01 tháng đến 03 tháng
Có bắt buộc lập biên bản xe ô tô lấn làn dành đường xe máy?
Căn cứ theo Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản như sau:
Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.
Theo quy định nêu trên, xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản chỉ được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân.
Do đó xe ô tô lấn làn xe máy bị xử phạt trên 250.000 đồng thì phải lập biên bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn trình độ đào tạo đối với chức danh Y tế công cộng hạng 2? Yêu cầu kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin thế nào?
- Phương tiện xác thực là gì? Tài khoản định danh điện tử mức độ 01 có cần dựa vào phương tiện xác thực không?
- Chủ đầu tư khi chuyển nhượng dự án bất động sản có phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan không?
- Hướng dẫn xếp loại đoàn viên theo 04 mức mới nhất? Đoàn viên sinh hoạt tại chi đoàn bao nhiêu tháng thì thực hiện đánh giá, xếp loại?
- Bộ phận kiểm toán nội bộ báo cáo đột xuất trong trường hợp nào? Bộ phận kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ gì?