Xem phim lậu có phải là hành vi vi phạm pháp luật? Người xem phim lậu có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- Xem phim lậu có phải là hành vi vi phạm pháp luật? Người xem phim lậu có bị xử phạt không?
- Người xem phim lậu có hành vi chia sẻ hoặc phát tán nội dung vi phạm bản quyền thì có thể bị xử phạt hành chính như thế nào?
- Người xem phim lậu có hành vi chia sẻ hoặc phát tán nội dung vi phạm bản quyền thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Xem phim lậu có phải là hành vi vi phạm pháp luật? Người xem phim lậu có bị xử phạt không?
Hiện tại, theo Luật sở hữu trí tuệ 2005 và các luật khác có liên quan thì chưa có quy định cụ thể về việc xem phim lậu. Do đó, việc xem phim lậu không thể bị xem là hành vi vi phạm pháp luật. Từ đó không phải chịu bất cứ chế tài nào của pháp luật.
Tuy nhiên, nếu người xem phim lậu thực hiện các hành động như chia sẻ hoặc phát tán nội dung vi phạm bản quyền thì khi đó người xem phim lậu mới có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
Người xem phim lậu có bị xử phạt không? (Hình từ internet)
Người xem phim lậu có hành vi chia sẻ hoặc phát tán nội dung vi phạm bản quyền thì có thể bị xử phạt hành chính như thế nào?
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 131/2013/NĐ-CP về mức xử phạt đối với hành vi xâm phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng như sau:
Hành vi xâm phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Như vậy, nếu người xem phim lậu có hành vi chia sẻ hoặc phát tán nội dung vi phạm bản quyền lên các trang mạng thì bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Cụ thể là, xâm phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng nên có thể bị xử phạt hành chính từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng tùy theo mức độ vi phạm.
Ngoài ra còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm.
Người xem phim lậu có hành vi chia sẻ hoặc phát tán nội dung vi phạm bản quyền thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 52 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) nếu đủ các yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự thì trường hợp người xem phim lậu có hành vi chia sẻ hoặc phát tán nội dung vi phạm bản quyền thì có thể bị truy cứu về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan như sau với các khung hình phạt sau:
- Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình hoặc phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình gây một trong các hậu quả dưới đây thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
+ Xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng
+ Xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
+ Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên;
+ Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
- Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
+ Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
+ Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?