Xem toàn bộ danh mục nghề nghiệp Việt Nam? Tải về toàn bộ danh mục? Danh mục nghề nghiệp được phân loại như thế nào?
Xem toàn bộ danh mục nghề nghiệp Việt Nam? Tải về toàn bộ danh mục nghề nghiệp Việt Nam?
Danh mục nghề nghiệp Việt Nam được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 34/2020/QĐ-TTg.
Danh mục nghề nghiệp Việt Nam có dạng như sau:
TẢI VỀ toàn bộ danh mục nghề nghiệp Việt Nam
Xem toàn bộ danh mục nghề nghiệp Việt Nam? Tải về toàn bộ danh mục? Danh mục nghề nghiệp được phân loại như thế nào? (Hình từ Internet)
Danh mục nghề nghiệp được phân loại như thế nào theo quy định pháp luật?
Căn cứ quy định tại Mục 1 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định 34/2020/QĐ-TTg, danh mục nghề nghiệp được phân loại dựa trên các khái niệm sau:
- Công việc cụ thể (job): là công việc được thể hiện bằng tập hợp các nhiệm vụ và trách nhiệm gắn liền với phương tiện do con người (người chủ hoặc người tự làm) thực hiện.
- Nghề nghiệp (Occupation): là tập hợp các công việc cụ thể (job) giống nhau về các nhiệm vụ hoặc mức độ tương đồng cao về nhiệm vụ chính.
- Danh mục nghề nghiệp: là việc sắp xếp mã hóa các nghề nghiệp vào các nhóm có cùng kỹ năng được thông qua học tập hoặc kinh nghiệm.
- Kỹ năng: là khả năng thực hiện các nhiệm vụ của một việc làm nhất định. Kỹ năng được chia thành: cấp độ kỹ năng và kỹ năng chuyên môn.
+ Cấp độ kỹ năng thể hiện độ khó, độ phức tạp trong việc thực hiện nhiệm vụ.
+ Có 5 cấp độ kỹ năng:
(1) Cấp độ kỹ năng 1: Nhiệm vụ đơn giản, chỉ đòi hỏi sức khỏe, biết tính toán;
(2) Cấp độ kỹ năng 2: Nhiệm vụ đòi hỏi biết về chuyên môn của công việc, có trình độ chuyên môn nhất định tương đương sơ cấp;
(3) Cấp độ kỹ năng 3: Nhiệm vụ phức tạp hơn, đòi hỏi chuyên môn cao hơn cấp độ kỹ năng 2, tương ứng với trình độ trung cấp hoặc cao đẳng;
(4) Cấp độ kỹ năng 4: Nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi có chuyên môn sâu, tương ứng với trình độ đại học;
(5) Cấp độ kỹ năng 5: Nhiệm vụ phức tạp nhất, đòi hỏi có chuyên môn sâu, rộng, tương ứng với trình độ sau đại học.
+ Kỹ năng chuyên môn bao gồm lĩnh vực chuyên môn (tương ứng các nhóm ngành nghề đào tạo) mà công việc đòi hỏi, các công cụ máy móc đã sử dụng, các nguyên liệu vật liệu dùng trong sản xuất và loại sản phẩm và dịch vụ đã làm ra.
+ Danh mục nghề nghiệp được chia thành 5 cấp:
++ Cấp 1: Cấp độ kỹ năng;
++ Cấp 2 đến cấp 5: Lĩnh vực chuyên môn.
- Áp dụng 5 cấp độ kỹ năng vào nhóm cấp 1 thể hiện:
Mối quan hệ của 10 nhóm nghề cấp 1 trong Danh mục nghề nghiệp Việt Nam và 5 cấp độ kỹ năng được tổng hợp trong bảng dưới.
10 nhóm cấp 1 | Cấp độ kỹ năng |
1. Lãnh đạo, quản lý trong các ngành, các cấp và các đơn vị | 2+3+4+5 |
2. Nhà chuyên môn bậc cao | 4+5 |
3. Nhà chuyên môn bậc trung | 3 |
4. Nhân viên trợ lý văn phòng | 2 |
5. Nhân viên dịch vụ và bán hàng | 2 |
6. Lao động có kỹ năng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản | 2 |
7. Lao động thủ công và các nghề nghiệp có liên quan khác | 2 |
8. Thợ lắp ráp và vận hành máy móc, thiết bị | 2 |
9. Lao động giản đơn | 1 |
10. Lực lượng vũ trang | 1+2+3+4+5 |
Lưu ý:
- Khái niệm cấp độ kỹ năng không áp dụng cho những người thuộc nhóm 1 (Lãnh đạo, quản lý trong các ngành, các cấp và các đơn vị) và nhóm 0 (Lực lượng vũ trang), bởi vì mức độ thực thi các nhiệm vụ và trách nhiệm thuộc 2 nhóm nghề này rất khác nhau và không thể so sánh với bất kỳ một cấp độ kỹ năng nào đã nêu ở trên.
- Việc tiếp tục chia nhỏ các nhóm nghề cấp 1 cơ bản dựa trên cơ sở kỹ năng chuyên môn, được xác định bằng cách xét đến lĩnh vực chuyên môn mà công việc đòi hỏi, các công cụ và máy móc đã sử dụng, các nguyên vật liệu dùng trong sản xuất và loại sản phẩm và dịch vụ đã làm ra.
Nguyên tắc xây dựng danh mục nghề nghiệp Việt Nam được quy định ra sao?
Nguyên tắc xây dựng danh mục nghề nghiệp Việt Nam được quy định tại Mục 2 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định 34/2020/QĐ-TTg, cụ thể như sau:
- Bảo đảm tính đầy đủ nghĩa là Danh mục phải phản ánh được tất cả các công việc trong hoạt động kinh tế xã hội ở nước ta trong một giai đoạn nhất định. Việc thể hiện trong danh mục có thể ở tên từng nghề hoặc các nghề giống nhau trong phần nội dung từng nghề;
- Bảo đảm tính kế thừa nghĩa là kế thừa những nghề đã áp dụng tốt trong Tổng điều tra Dân số và Nhà ở và các cuộc điều tra khác;
- Bảo đảm tính khả thi nghĩa là nghề đó phải thu thập được số liệu trong thực tế;
- Bảo đảm tính cập nhật nghĩa là phải đảm bảo cập nhật được các nghề mới phát sinh trong một khoảng thời gian nhất định;
- Bảo đảm so sánh quốc tế nghĩa là các nghề của Việt Nam phải so sánh được với quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?