Xem xét lại bản án phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc thủ tục tái thẩm được quy định như thế nào?
Quyền tố cáo người có thẩm quyền tiến hành tố tụng của cá nhân được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 509 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về người có quyền tố cáo như sau:
Người có quyền tố cáo
Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Căn cứ Điều 512 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo như sau:
Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo
1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc cơ quan có thẩm quyền nào thì người đứng đầu cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát thì Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có trách nhiệm giải quyết.
Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 02 tháng, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể dài hơn, nhưng không quá 03 tháng.
...
Như vậy, bạn có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Và tùy thuôc vào người bạn muốn tố cáo là ai thì hì thẩm quyền giải quyết tố cáo được xác định theo quy định tại Điều 512 nêu trên. Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 02 tháng, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể dài hơn, nhưng không quá 03 tháng.
Xem xét lại bản án (Hình từ Internet)
Xem xét lại bản án phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 325 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về tính chất của giám đốc thẩm như sau:
Tính chất của giám đốc thẩm
Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 326 của Bộ luật này.
Căn cứ Điều 326 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm như sau:
Căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
a) Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
...
Như vậy, do bản án phúc thẩm của bạn đã có hiệu lực pháp luật nên bạn không thể thực hiện việc kháng cáo mà thay vào đó nếu có điều kiện, căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại Điều 326 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì bản án phúc thẩm của bạn sẽ được kháng nghị giám đốc thẩm.
Xem xét lại bản án phúc thẩm theo thủ tục tái thẩm được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 351 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về tính chất của tái thẩm như sau:
Tính chất của tái thẩm
Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.
Căn cứ Điều 353 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thông báo và xác minh tình tiết mới được phát hiện như sau:
Thông báo và xác minh tình tiết mới được phát hiện
1. Đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có quyền phát hiện tình tiết mới của vụ án và thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 354 của Bộ luật này.
2. Trường hợp phát hiện tình tiết mới của vụ án, Viện kiểm sát, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 354 của Bộ luật này.
Như vậy, do bản án phúc thẩm của bạn đã có hiệu lực pháp luật nên bạn không thể thực hiện việc kháng cáo mà sẽ được kháng nghị theo thủ tục tái thẩm nếu có điều kiện, căn cứ để kháng nghị.
Trường hợp này khi phát hiện ra tình tiết mới của vụ án thì bạn có quyền hông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị để kháng nghị bản án theo thủ tục tái thẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?