Xem xét quyết định việc xác minh, thu thập tài liệu theo thủ tục giám đốc thẩm trong vụ án hình sự có thuộc quyền của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân không?
- Xem xét quyết định việc xác minh, thu thập tài liệu theo thủ tục giám đốc thẩm trong vụ án hình sự có thuộc quyền của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân không?
- Việc xác minh, thu thập tài liệu trong vụ án hình sự theo thủ tục giám đốc thẩm được thực hiện như thế nào?
- Các tài liệu có thật nhưng không được thu thập theo trình tự được quy định thì có được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự không?
Xem xét quyết định việc xác minh, thu thập tài liệu theo thủ tục giám đốc thẩm trong vụ án hình sự có thuộc quyền của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 54 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (sau đâu gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
1. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao xem xét quyết định việc xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật theo thẩm quyền. Viện kiểm sát nơi nhận được yêu cầu xác minh phải chủ động phối hợp, tạo điều kiện cho Viện kiểm sát có yêu cầu tiến hành xác minh được thuận lợi.
...
Theo đó, việc xem xét quyết định việc xác minh, thu thập tài liệu trong vụ án hình sự theo thủ tục giám đốc thẩm gồm chỉ thuộc thẩm quyền của các Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, còn các Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp thấp hơn thì không có quyền này.
Xác minh, thu thập tài liệu trong vụ án hình sự (Hình từ Internet)
Việc xác minh, thu thập tài liệu trong vụ án hình sự theo thủ tục giám đốc thẩm được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 54 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
...
2. Việc xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật theo thủ tục giám đốc thẩm được thực hiện theo khoản 2 Điều 39 Quy chế này; tập trung làm rõ những căn cứ để Viện trưởng Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm; làm rõ căn cứ, kết luận kháng nghị của Chánh án Tòa án.
Và theo khoản 2 Điều 39 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật ở cấp phúc thẩm
...
2. Khi có kế hoạch xác minh được lãnh đạo Viện kiểm sát phê duyệt, Kiểm sát viên có thể tự mình hoặc yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự như: lấy lời khai bị cáo, bị hại, người làm chứng, đương sự; tổ chức đối chất, xem xét lại hiện trường; đề nghị giải thích kết luận giám định, định giá tài sản và thực hiện những biện pháp điều tra khác để làm rõ những tình tiết của vụ án trong thời hạn xét xử phúc thẩm hoặc trong thời hạn tạm ngừng phiên tòa. Việc xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật phải được lập biên bản; trường hợp cần thiết có thể chụp ảnh, ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Chứng cứ, tài liệu, đồ vật thu thập được có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án phải chuyển cho Tòa án để đưa vào hồ sơ vụ án và sao chụp để lưu hồ sơ kiểm sát.
Đối với những vấn đề không thể xác minh, thu thập bổ sung được thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét quyết định việc đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại theo Điều 358 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Như vậy, việc xác minh, thu thập tài liệu trong vụ án hình sự theo thủ tục giám đốc thẩm được thực hiện như trên.
Các tài liệu có thật nhưng không được thu thập theo trình tự được quy định thì có được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 87 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Nguồn chứng cứ
1. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:
a) Vật chứng;
b) Lời khai, lời trình bày;
c) Dữ liệu điện tử;
d) Kết luận giám định, định giá tài sản;
đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
g) Các tài liệu, đồ vật khác.
2. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.
Theo đó, các tài liệu có thật nhưng không được thu thập theo trình tự được quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?