Xét nâng bậc lương thường xuyên đối với người lao động của Bộ Tư pháp sẽ thực hiện trên nguyên tắc nào?
Xét nâng bậc lương thường xuyên đối với người lao động của Bộ Tư pháp dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quy chế thực hiện chế độ nâng bậc lương đối với công chức, viên chức và người lao động của Bộ Tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 1496/QĐ-BTP năm 2022 như sau:
Nguyên tắc xét nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn
1. Việc xét nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn phải bảo đảm dân chủ, công bằng, công khai, khách quan và đúng quy định của pháp luật.
2. Việc nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc được xét theo thứ tự từ người có thành tích cao đến người có thành tích thấp hơn và không thực hiện hai lần liên tiếp nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ.
3. Ưu tiên quyền lựa chọn chế độ nâng bậc lương trước thời hạn có lợi hơn đối với công chức, viên chức và người lao động vừa thuộc đối tượng được xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc vừa thuộc đối tượng nâng bậc lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu.
Theo đó, việc xét nâng bậc lương thường xuyên đối với người lao động của Bộ Tư pháp dựa trên nguyên tắc sau:
- Việc xét nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn phải bảo đảm dân chủ, công bằng, công khai, khách quan và đúng quy định của pháp luật.
- Ưu tiên quyền lựa chọn chế độ nâng bậc lương trước thời hạn có lợi hơn đối với công chức, viên chức.
Bộ Tư pháp (Hình từ Internet)
Ai có quyền quyết định nâng bậc lương thường xuyên cho người lao động của Bộ Tư pháp?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quy chế thực hiện chế độ nâng bậc lương đối với công chức, viên chức và người lao động của Bộ Tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 1496/QĐ-BTP năm 2022 như sau:
Thẩm quyền quyết định nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn
1. Thẩm quyền quyết định nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn được thực hiện theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động của Bộ Tư pháp.
2. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Ban Tổ chức Trung ương quyết định nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức là Thứ trưởng.
3. Đối với các trường hợp được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, trong Quyết định nâng bậc lương trước thời hạn phải ghi rõ căn cứ Quyết định của cấp có thẩm quyền công nhận thành tích xuất sắc của công chức, viên chức và người lao động.
Theo đó, quyết định nâng bậc lương thường xuyên cho người lao động của Bộ tư pháp được phân định thẩm quyền như sau:
Thẩm quyền quyết định nâng bậc lương thường xuyên được thực hiện theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động của Bộ Tư pháp.
Bên cạnh đó, Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Ban Tổ chức Trung ương quyết định nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức là Thứ trưởng.
Cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp sẽ gồm cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 98/2022/NĐ-CP như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật.
2. Vụ Pháp luật hình sự - hành chính.
3. Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế.
4. Vụ Pháp luật quốc tế.
5. Vụ Tổ chức cán bộ.
6. Vụ Hợp tác quốc tế.
7. Vụ Con nuôi.
8. Thanh tra Bộ.
9. Văn phòng Bộ.
10. Tổng cục Thi hành án dân sự.
11. Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật.
12. Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
13. Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật.
14. Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.
15. Cục Trợ giúp pháp lý.
16. Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.
17. Cục Bồi thường nhà nước.
18. Cục Bổ trợ tư pháp.
19. Cục Kế hoạch - Tài chính.
20. Cục Công nghệ thông tin.
21. Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.
22. Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý.
23. Học viện Tư pháp.
24. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
25. Báo Pháp luật Việt Nam.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Điều này là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 21 đến khoản 25 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước thuộc bộ.
Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật có 4 phòng, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính có 3 phòng, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế có 4 phòng, Vụ Pháp luật quốc tế có 4 phòng, Vụ Tổ chức cán bộ có 5 phòng, Vụ Hợp tác quốc tế có 3 phòng.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự và ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc bộ.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ, trừ các đơn vị thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, cở cấu tổ chức của Bộ Tư pháp sẽ bao gồm các Vụ, Cục và một số cơ quan khác thực hiện các chức năng khác nhau theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?