Xét nghiệm ADN là gì? Chưa kết hôn thì cha đi đăng ký khai sinh cho con có cần phải xét nghiệm ADN không?
Xét nghiệm ADN là gì? Chưa kết hôn thì cha đi đăng ký khai sinh cho con có cần phải xét nghiệm ADN không?
Xét nghiệm ADN hay còn gọi là DNA là một phương pháp y tế quan trọng sử dụng mẫu ADN để xác định các vấn đề di truyền như huyết thống, bệnh di truyền và những thay đổi trong cấu trúc ADN. Việc xét nghiệm ADN có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau và tùy thuộc vào mục đích xét nghiệm.
Chưa kết hôn, thì cha đi đăng ký khai sinh cho con có cần phải xét nghiệm ADN không, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Thông tư 04/2020/TT-BTP như sau:
Đăng ký nhận cha, mẹ, con, bổ sung hộ tịch trong một số trường hợp đặc biệt
1. Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Nếu có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì phần khai về người mẹ được ghi theo Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ. Nếu không có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì ghi theo thông tin do người cha cung cấp; người cha chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp.
2. Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh nhưng không có thông tin về người cha, nay vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục nhận cha, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con.
3. Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, con.
Trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cung cấp thông tin về người mẹ và lập văn bản thừa nhận con chung không đúng sự thật tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
4. Trường hợp con do người vợ sinh ra hoặc có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng vợ hoặc chồng không thừa nhận là con chung hoặc người khác muốn nhận con thì do Tòa án nhân dân xác định theo quy định pháp luật.
Trường hợp Tòa án nhân dân từ chối giải quyết thì cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận, giải quyết yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em chưa xác định được cha hoặc đăng ký nhận cha, con, hồ sơ phải có văn bản từ chối giải quyết của Tòa án và chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư này.
Theo quy định trên thì nếu chưa đăng ký kết hôn, con chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, con.
Do đó thì cả hai chưa đăng ký kết hôn mà cha muốn đăng ký khai sinh cho con thì phải có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, con và không cần phải xét nghiệm AND.
Lưu ý: Trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cung cấp thông tin về người mẹ và lập văn bản thừa nhận con chung không đúng sự thật theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
Xét nghiệm ADN là gì? Chưa kết hôn, thì cha đi đăng ký khai sinh cho con có cần phải xét nghiệm ADN không? (Hình từ Internet)
Khi đăng ký khai sinh thì đặt tên con theo tên tiếng Anh được không?
Khi đăng ký khai sinh thì đặt tên con theo tên tiếng anh được không, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Quyền có họ, tên
…
3. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
…
Như vậy, theo quy định trên thì tên của công dân Việt Nam phải được đặt bằng tiếng Việt, tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế, cho nên khi đặt tên trong giấy khai sinh thì không được đặt tên bằng tiếng Anh.
Lệ phí đăng ký khai sinh cho con là bao nhiêu tiền?
Lệ phí đăng ký khai sinh cho con là bao nhiêu tiền, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Hộ tịch 2014 như sau:
Lệ phí hộ tịch
1. Miễn lệ phí đăng ký hộ tịch trong những trường hợp sau:
a) Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật;
b) Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
2. Cá nhân yêu cầu đăng ký sự kiện hộ tịch khác ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch phải nộp lệ phí.
Bộ Tài chính quy định chi tiết thẩm quyền thu, mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch.
Như vậy, theo quy định trên thì việc đăng ký khai sinh đúng hạn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước được miễn lệ phí.
Trường hợp đăng ký khai sinh trễ hạn thì mức đóng lệ phí tùy vào từng tỉnh thành do HĐND tỉnh quy định.
Ví dụ, như ở TP.HCM thì lệ phí đăng ký khai sinh trong trường hợp đăng ký khai sinh trễ hạn tại UBND cấp xã là 5.000 đồng/trường hợp, tại UBND cấp huyện là 50.000 đồng/trường hợp. (theo Nghị quyết 124/2016/NQ-HĐND)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?