Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ Lưu trữ viên trung cấp lên Lưu trữ viên cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ Lưu trữ viên trung cấp lên Lưu trữ viên trong các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện thông qua hình thức gì?
- Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ Lưu trữ viên trung cấp lên Lưu trữ viên cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Nội dung xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ Lưu trữ viên trung cấp lên Lưu trữ viên gồm những gì?
Việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ Lưu trữ viên trung cấp lên Lưu trữ viên trong các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện thông qua hình thức gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 07/2022/TT-BNV quy định như sau:
Điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ Lưu trữ viên trung cấp lên Lưu trữ viên
1. Việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ Lưu trữ viên trung cấp lên Lưu trữ viên thực hiện thông qua hình thức xét thăng hạng.
...
Theo quy định trên, việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ Lưu trữ viên trung cấp lên Lưu trữ viên thực hiện thông qua hình thức xét thăng hạng.
Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ Lưu trữ viên trung cấp lên Lưu trữ viên (Hình từ Internet)
Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ Lưu trữ viên trung cấp lên Lưu trữ viên cần đáp ứng những điều kiện gì?
Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ Lưu trữ viên trung cấp lên Lưu trữ viên cần đáp ứng những điều kiện được căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 07/2022/TT-BNV như sau:
- Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 07/12/2023) như sau:
+ Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
+ Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật;
+ Không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật;
- Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên quy định tại Điều 7 Thông tư 07/2022/TT-BNV;
- Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên trung cấp và tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc).
Trường hợp có thời gian giữ ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương với chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên trung cấp thì thời gian hiện giữ chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên trung cấp tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
Trước đây, việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ Lưu trữ viên trung cấp lên Lưu trữ viên cần đáp ứng những điều kiện được căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 07/2022/TT-BNV quy định về điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ Lưu trữ viên trung cấp lên Lưu trữ viên như sau:
Điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ Lưu trữ viên trung cấp lên Lưu trữ viên
...
2. Điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
a) Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP;
b) Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên quy định tại Điều 7 Thông tư này;
c) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên trung cấp và tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian giữ ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương với chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên trung cấp thì thời gian hiện giữ chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên trung cấp tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
Như vậy, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ Lưu trữ viên trung cấp lên Lưu trữ viên trong các đơn vị sự nghiệp công lập gồm:
- Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, cụ thể:
+ Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
+ Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt;
+ Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức 2010, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019;
- Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên quy định tại Điều 7 Thông tư 07/2022/TT-BNV;
- Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên trung cấp và tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc).
Trường hợp có thời gian giữ ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương với chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên trung cấp thì thời gian hiện giữ chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên trung cấp tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
Nội dung xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ Lưu trữ viên trung cấp lên Lưu trữ viên gồm những gì?
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 11 Thông tư 07/2022/TT-BNV quy định như sau:
Hồ sơ, hình thức, nội dung thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành lưu trữ
...
3. Đối với xét thăng hạng:
a) Hình thức xét: thẩm định hồ sơ;
b) Nội dung xét thăng hạng lên Lưu trữ viên chính: thẩm định việc đáp ứng yêu cầu về điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này;
c) Nội dung xét thăng hạng lên Lưu trữ viên: thẩm định việc đáp ứng yêu cầu về điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.
Theo đó, nội dung xét thăng hạng lên Lưu trữ viên là thẩm định việc đáp ứng yêu cầu về điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ Lưu trữ viên trung cấp lên Lưu trữ viên quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 07/2022/TT-BNV được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?