Xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho dịch vụ ăn uống trên tàu chở khách du lịch tại cơ quan nào?
- Những cơ sở nào không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên tàu chở khách du lịch?
- Xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho dịch vụ ăn uống trên tàu chở khách du lịch tại cơ quan nào?
- Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là bao lâu?
Những cơ sở nào không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên tàu chở khách du lịch?
Theo Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì những cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên tàu chở khách du lịch gồm:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
- Sơ chế nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
- Nhà hàng trong khách sạn;
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Kinh doanh thức ăn đường phố;
- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Hình từ Internet)
Xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho dịch vụ ăn uống trên tàu chở khách du lịch tại cơ quan nào?
Nếu đơn vị anh là một trong những cơ sở được quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì không cần phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Còn nếu không thuộc thì căn cứ Điều 35 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:
Thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Căn cứ Phụ lục II, III, IV ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm thì tùy hàng hóa mà đơn vị cung cấp (sản xuất, kinh doanh) để mà có cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khác nhau thưa anh.
Bên cạnh đó, tại Công văn 3109/BCT-KHCN năm 2018 về hướng dẫn thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm do Bộ Công thương ban hành có nêu:
Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở không thực hiện công đoạn sản xuất nhưng kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên
Khoản 9, Điều 36 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, quy định cơ sở không thực hiện công đoạn sản xuất nhưng kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên do ngành Công Thương quản lý (trừ trường hợp chợ đầu mối, đấu giá nông sản). Theo quy định này, việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (nếu thuộc trường hợp phải cấp theo quy định tại Điều 11 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP) cho đối tượng nêu trên sẽ do đơn vị quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc ngành Công Thương tổ chức, thẩm định, cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Theo đó, khi đơn vị anh kinh doanh nhiều nhóm thực phẩm khác nhau của nhiều Bộ quản lý thì sẽ do ngành Công Thương quản lý. Cụ thể, anh có thể liên hệ Sở Công thương để tiến hành thủ tục.
Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là bao lâu?
Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 37 Luật An toàn thực phẩm 2010 như sau:
Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.
2. Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật này.
Theo đó, thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là 03 năm.
Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?