Xin Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để đăng ký kết hôn nhưng lại sử dụng để làm thủ tục thế chấp nhà thì có được không?
- Cần lưu ý về thời hạn sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân?
- Xin Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để đăng ký kết hôn nhưng lại sử dụng để làm thủ tục thế chấp nhà thì có được không?
- Xin Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để đăng ký kết hôn nhưng lại sử dụng để làm thủ tục thế chấp nhà thì có bị xử phạt hay không?
Cần lưu ý về thời hạn sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân?
Tại Điều 23 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân như sau:
"Điều 23. Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
1. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp.
2. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng để kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài hoặc sử dụng vào mục đích khác.
3. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không có giá trị khi sử dụng vào mục đích khác với mục đích ghi trong Giấy xác nhận."
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn cụ thể về việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân như sau:
"2. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị đến thời điểm thay đổi tình trạng hôn nhân hoặc 06 tháng kể từ ngày cấp, tùy theo thời điểm nào đến trước.
Ví dụ: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp ngày 03/02/2020 nhưng ngày 10/02/2020, người được cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã đăng ký kết hôn thì Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân chỉ có giá trị sử dụng đến ngày 10/02/2020."
Như vậy, Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân sẽ có giá trị đến thời điểm thay đổi tình trạng hôn nhân hoặc 06 tháng kể từ ngày cấp. Do đó, bạn cần lưu ý về thời hạn sử dụng của giấy này. Nếu bạn đã thực hiện kết hôn thì đồng thời Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cũng sẽ hết hiệu lực.
Tải về mẫu giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất 2023: Tại Đây
Sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân vào mục đích khác có được không?
Xin Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để đăng ký kết hôn nhưng lại sử dụng để làm thủ tục thế chấp nhà thì có được không?
Căn cứ theo Điều 23 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân như sau:
"Điều 23. Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
1. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp.
2. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng để kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài hoặc sử dụng vào mục đích khác.
3. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không có giá trị khi sử dụng vào mục đích khác với mục đích ghi trong Giấy xác nhận."
Như vậy, theo quy định nêu trên thì chỉ được sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo như mục đích ghi trong giấy, khi sử dụng vào mục đích khác thì Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân sẽ không có giá trị khi sử dụng. Do đó, nếu trong Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của bạn chỉ ghi mục đích sử dụng là để kết hôn thì bạn không được sử dụng để thế chấp nhà.
Xin Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để đăng ký kết hôn nhưng lại sử dụng để làm thủ tục thế chấp nhà thì có bị xử phạt hay không?
Căn cứ theo Điều 40 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về cấp, sử dụng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cụ thể như sau:
"Điều 40. Hành vi vi phạm quy định về cấp, sử dụng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
b) Cam đoan không đúng về tình trạng hôn nhân để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
c) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
d) Sử dụng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không đúng mục đích ghi trong giấy xác nhận.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, các điểm a, b và c khoản 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này."
Theo đó, nếu trong Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của bạn chỉ ghi mục đích sử dụng là để đăng ký kết hôn mà bạn lại sử dụng để làm thủ tục thế chấp nhà thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Sáp nhập các ban Đảng như thế nào? Phương án sắp xếp, sáp nhập các cơ quan Đảng Trung ương ra sao?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là gì? 03 hình thức khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng?
- Queen never cry là gì? Đu trend Queen never cry (Nữ hoàng không bao giờ khóc) trên mạng xã hội cần lưu ý điều gì?
- Công điện 124/2024 tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024 thế nào?