Xin thị thực cho chuyên gia nước ngoài vào lao động tại Việt Nam với thời hạn 01 năm thì có cần phải xin Giấy phép lao động không?
- Ký hiệu thị thực đối với chuyên gia nước ngoài là gì?
- Thời hạn được cấp thị thực cho chuyên gia nước ngoài theo quy định trong bao lâu?
- Chuyên gia nước nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện về cấp thị thực như thế nào?
- Xin thị thực cho chuyên gia nước ngoài vào lao động tại Việt Nam với thời hạn 01 năm thì có cần phải xin Giấy phép lao động không?
Ký hiệu thị thực đối với chuyên gia nước ngoài là gì?
Theo khoản 8, khoản 16 Điều 8 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được sửa đổi bởi điểm d, điểm e khoản 3 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 quy định về ký hiệu thị thực như sau:
"Điều 8. Ký hiệu thị thực
...
8. DN1 - Cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
...
16. LĐ1 - Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
..."
Như vậy, có hai loại ký hiệu thị thực cho chuyên gia nước ngoài bao gồm DN1 và LĐ1.
Xin thị thực cho chuyên gia nước ngoài vào lao động tại Việt Nam với thời hạn 01 năm thì có cần phải xin Giấy phép lao động không? (Hình từ Internet)
Thời hạn được cấp thị thực cho chuyên gia nước ngoài theo quy định trong bao lâu?
Theo khoản 4, khoản 5 Điều 9 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được sửa đổi bởi điểm c, điểm đ khoản 4 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019, về thời hạn thị thực đối với chuyên gia nước ngoài như sau:
"Điều 9. Thời hạn thị thực
...
4. Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, ĐT4, DN1, DN2, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2 và TT có thời hạn không qua 12 tháng.
5. Thị thực ký hiệu LĐ1, LĐ2 có thời hạn không quá 02 năm.
...”
Theo đó thời hạn cấp thị thực cho chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam là không quá 02 năm đối với thị thực ký hiệu LĐ1, không quá 12 tháng đối với thị thực ký hiệu DN1.
Chuyên gia nước nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện về cấp thị thực như thế nào?
Theo Điều 10 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 5 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 quy định về điều kiện cấp thị thực đối với chuyên gia nước ngoài cụ thể như sau:
"Điều 10. Điều kiện cấp thị thực
1. Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
2. Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 16a, Điều 16b và khoản 3 Điều 17 của Luật này.
3. Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.
4. Các trường hợp sau đây đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:
a) Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư;
b) Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;
c) Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động;
d) Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.
5. Thị thực điện tử cấp cho người nước ngoài có hộ chiếu và không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này.”.
Theo đó, về điều kiện cấp thị thực phải đáp ứng các yêu cầu như sau có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh.
Các trường hợp sau đây đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh đó là người nước ngoài vào lao động phải có Giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động;
Xin thị thực cho chuyên gia nước ngoài vào lao động tại Việt Nam với thời hạn 01 năm thì có cần phải xin Giấy phép lao động không?
Theo khoản 8 Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 7. Trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
...
8. Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm."
Theo đó, trường hợp không phải cấp giấy phép lao động bao gồm vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm.
Như vậy, trường hợp anh xin thị thực cho chuyên gia nước ngoài với thời hạn 01 năm thì cần phải có Giấy phép lao động để đảm bảo quy định tại khoản 8 Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về một câu chuyện lớp 5? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?