Xóa nợ gốc đối với hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia là gì? Hồ sơ đề nghị xóa nợ gốc gồm những gì?
- Xóa nợ gốc đối với hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Doanh nghiệp vay vốn từ Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia gặp rủi ro thuộc trường hợp nào thì được xem xét xóa nợ gốc?
- Điều kiện xóa nợ gốc cho doanh nghiệp vay vốn từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia?
- Hồ sơ đề nghị xóa nợ gốc cho doanh nghiệp vay vốn từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia?
Xóa nợ gốc đối với hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
Xóa nợ gốc đối với hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia được giải thích theo khoản 9 Điều 2 Thông tư 03/2023/TT-BKHCN là việc Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia không thu một phần hoặc toàn bộ nợ gốc của doanh nghiệp theo hợp đồng.
Doanh nghiệp vay vốn từ Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia gặp rủi ro thuộc trường hợp nào thì được xem xét xóa nợ gốc?
Theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 03/2023/TT-BKHCN quy định doanh nghiệp gặp rủi ro thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 03/2023/TT-BKHCN được xem xét xóa nợ gốc cụ thể:
Doanh nghiệp đã hoàn thành việc phá sản theo quy định của pháp luật hiện hành.
Xóa nợ gốc cho doanh nghiệp vay vốn từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia (Hình từ Internet)
Điều kiện xóa nợ gốc cho doanh nghiệp vay vốn từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia?
Theo đó, doanh nghiệp gặp rủi ro đã hoàn thành việc phá sản theo quy định của pháp luật hiện hành được xem xét xóa nợ gốc đối với khoản vay từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia.
Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia đề nghị xóa nợ gốc của doanh nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 03/2023/TT-BKHCN cụ thể:
Xóa nợ gốc
...
2. Quỹ đề nghị xóa nợ gốc của doanh nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong hợp đồng;
c) Khoản nợ của doanh nghiệp đã hoặc chưa được áp dụng biện pháp xử lý rủi ro quy định tại các điều 12, 13 Thông tư này để thu hồi nợ gốc, nhưng doanh nghiệp vẫn còn phần nợ gốc còn lại chưa thu hồi được;
d) Có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 5 Điều này.
3. Một khoản nợ gốc chỉ được xóa 01 lần.
4. Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xóa nợ gốc, mức xóa nợ gốc trong trường hợp xóa nợ gốc không làm giảm vốn điều lệ của Quỹ theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 31 Điều lệ Quỹ. Trường hợp xóa nợ gốc làm giảm vốn điều lệ của Quỹ, Giám đốc Quỹ trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xóa nợ gốc, mức xóa nợ gốc theo quy định tại điểm a, b, c, e khoản 1, điểm a khoản 4 Điều 31 Điều lệ Quỹ.
Như vậy, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia đề nghị xóa nợ gốc của doanh nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 nêu trên;
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong hợp đồng;
- Khoản nợ của doanh nghiệp đã hoặc chưa được áp dụng biện pháp xử lý rủi ro quy định tại các Điều 12, 13 Thông tư này để thu hồi nợ gốc, nhưng doanh nghiệp vẫn còn phần nợ gốc còn lại chưa thu hồi được;
- Có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 5 Điều này.
Lưu ý: Một khoản nợ gốc chỉ được xóa 01 lần.
Hồ sơ đề nghị xóa nợ gốc cho doanh nghiệp vay vốn từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia?
Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia chuẩn bị hồ sơ đề nghị xóa nợ gốc cho doanh nghiệp tại khoản 5 Điều 16 Thông tư 03/2023/TT-BKHCN bao gồm:
- Văn bản đề xuất xử lý rủi ro của Quỹ gồm các nội dung cơ bản: Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình trả nợ (gốc, lãi) theo hợp đồng, rủi ro xảy ra, nguyên nhân dẫn đến rủi ro, mức thiệt hại về vốn và tài sản xảy ra đối với doanh nghiệp, giá trị ghi sổ kế toán của khoản nợ.
Văn bản đề xuất xử lý rủi ro phải nêu rõ tình hình thực hiện các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ, các biện pháp xử lý rủi ro đã được áp dụng và kết quả thực hiện (nếu có) và đề xuất biện pháp xử lý rủi ro cần được áp dụng;
- Biên bản xác nhận mức thiệt hại về vốn và tài sản của doanh nghiệp (không cần có xác nhận của doanh nghiệp);
- Kiến nghị việc xử lý rủi ro cho một phần hay toàn bộ giá trị ghi sổ kế toán của khoản nợ;
- Quyết định của Cơ quan thi hành án về việc thi hành quyết định tuyên bố bị phá sản;
- Các văn bản, tài liệu khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Lưu ý:
Giám đốc Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia có trách nhiệm tổ chức việc thẩm định, đánh giá về rủi ro;
Xem xét mức thiệt hại về vốn và tài sản xảy ra đối với doanh nghiệp;
Lập báo cáo xử lý rủi ro; xin ý kiến của Hội đồng xử lý rủi ro về biện pháp xử lý rủi ro, trình cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này xem xét quyết định áp dụng biện pháp xử lý rủi ro.
Sau khi có quyết định áp dụng biện pháp xử lý rủi ro, Giám đốc Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia tổ chức thực hiện xóa nợ gốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?