Xóa nợ tiền thuế là gì? Xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt có phải là nội dung quản lý thuế?
Xóa nợ tiền thuế là gì?
Hiện nay, Luật Quản lý thuế 2019 và các văn bản có liên quan không quy định khái niệm "Xóa nợ tiền thuế" là gì.
Trên thực tế, xóa nợ tiền thuế có thể hiểu là một biện pháp pháp lý mà cơ quan thuế thực hiện nhằm giảm bớt hoặc xóa bỏ hoàn toàn khoản tiền thuế, tiền phạt, và các khoản chậm nộp mà người nộp thuế không có khả năng chi trả, dựa trên các điều kiện cụ thể được pháp luật quy định.
*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Lưu ý:
Căn cứ Điều 85 Luật Quản lý thuế 2019, các trường hợp người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt bao gồm:
(1) Doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
(2) Cá nhân đã chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản, bao gồm cả tài sản được thừa kế để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ.
(3) Các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế không thuộc trường hợp quy định tại khoản (1) và khoản (2) nêu trên mà cơ quan quản lý thuế đã áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm g khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019 và các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt này đã quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế nhưng không có khả năng thu hồi.
Người nộp thuế là cá nhân, cá nhân kinh doanh, chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại khoản này trước khi quay lại sản xuất, kinh doanh hoặc thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh mới thì phải hoàn trả cho Nhà nước khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã được xóa.
(4) Tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các trường hợp bị ảnh hưởng do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh có phạm vi rộng đã được xem xét miễn tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 8 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 và đã được gia hạn nộp thuế theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 62 Luật Quản lý thuế 2019 mà vẫn còn thiệt hại, không có khả năng phục hồi được sản xuất, kinh doanh và không có khả năng nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
Xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt có phải là nội dung quản lý thuế không?
Theo quy định tại Điều 4 Luật Quản lý thuế 2019, nội dung quản lý thuế bao gồm:
(1) Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.
(2) Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế.
(3) Khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ.
(4) Quản lý thông tin người nộp thuế.
(5) Quản lý hóa đơn, chứng từ.
(6) Kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế.
(7) Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
(8) Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.
(9) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.
(10) Hợp tác quốc tế về thuế.
(11) Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.
Như vậy, xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt là một trong các nội dung quản lý thuế theo quy định pháp luật.
Xóa nợ tiền thuế là gì? Xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt có phải là nội dung quản lý thuế? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt cho người nộp thuế?
Căn cứ quy định tại Điều 87 Luật Quản lý thuế 2019, thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được quy định cụ thể như sau:
(1) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các trường hợp sau đây:
- Trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 85 Luật Quản lý thuế 2019;
- Hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật Quản lý thuế 2019;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật Quản lý thuế 2019 có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt dưới 5.000.000.000 đồng.
(2) Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định xóa nợ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật Quản lý thuế 2019 có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng.
(3) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định xóa nợ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật Quản lý thuế 2019 có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 10.000.000.000 đồng đến dưới 15.000.000.000 đồng.
(4) Thủ tướng Chính phủ quyết định xóa nợ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật Quản lý thuế 2019 có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 15.000.000.000 đồng trở lên.
Lưu ý:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo tình hình kết quả xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt cho Hội đồng nhân dân cùng cấp vào kỳ họp đầu năm. Bộ trưởng Bộ Tài chính tổng hợp tình hình xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt để Chính phủ báo cáo Quốc hội khi quyết toán ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?