Xoáy thuận nhiệt đới là gì? Sức gió mạnh nhất trong xoáy thuận nhiệt đới từ cấp mấy thì được xem là áp thấp nhiệt đới?
- Xoáy thuận nhiệt đới là gì?
- Sức gió mạnh nhất trong xoáy thuận nhiệt đới từ cấp mấy thì được xem là áp thấp nhiệt đới?
- Có bao nhiêu loại bản tin dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, sóng lớn, nước dâng do áp thấp nhiệt đới?
- Những biện pháp cơ bản ứng phó đối với áp thấp nhiệt đới được quy định ra sao?
Xoáy thuận nhiệt đới là gì?
Xoáy thuận nhiệt đới được giải thích tại Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quyết định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xoáy thuận nhiệt đới là vùng gió xoáy (đường kính có thể tới hàng trăm km) hình thành trên biển nhiệt đới, gió thổi xoáy vào trung tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, áp suất khí quyển (khí áp) trong xoáy thuận nhiệt đới thấp hơn xung quanh, có mưa, đôi khi kèm theo dông, tố, lốc.
...
Theo đó, xoáy thuận nhiệt đới được hiểu là vùng gió xoáy (đường kính có thể tới hàng trăm km) hình thành trên biển nhiệt đới, gió thổi xoáy vào trung tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, áp suất khí quyển (khí áp) trong xoáy thuận nhiệt đới thấp hơn xung quanh, có mưa, đôi khi kèm theo dông, tố, lốc.
Xoáy thuận nhiệt đới là gì? Sức gió mạnh nhất trong xoáy thuận nhiệt đới từ cấp mấy thì được xem là áp thấp nhiệt đới? (hình từ internet)
Sức gió mạnh nhất trong xoáy thuận nhiệt đới từ cấp mấy thì được xem là áp thấp nhiệt đới?
Sức gió mạnh nhất trong xoáy thuận nhiệt đới là tốc độ gió trung bình lớn nhất xác định trong thời gian 02 phút quan trắc (tính bằng cấp gió Bô-pho, Phụ lục III Quyết định này) (theo khoản 3 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg).
Dẫn chiếu đến khoản 6 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
6. Áp thấp nhiệt đới là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 6 đến cấp 7 và có thể có gió giật (Phụ lục III Quyết định này).
...
Theo đó, áp thấp nhiệt đới là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 6 đến cấp 7 và có thể có gió giật.
Có bao nhiêu loại bản tin dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, sóng lớn, nước dâng do áp thấp nhiệt đới?
Tại Điều 8 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định như sau:
Ban hành bản tin dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, sóng lớn, nước dâng do áp thấp nhiệt đới
1. Tin áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông
Tin áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông được ban hành khi áp thấp nhiệt đới hoạt động ở ngoài Biển Đông và có khả năng di chuyển vào Biển Đông trong 24 giờ đến 48 giờ tới.
2. Tin áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông
Tin áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông được ban hành khi áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông và chưa có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam trong 24 giờ tới.
3. Tin áp thấp nhiệt đới khẩn cấp
Tin áp thấp nhiệt đới khẩn cấp được ban hành khi áp thấp nhiệt đới có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam trong 24 giờ tới.
4. Tin áp thấp nhiệt đới trên đất liền
Tin áp thấp nhiệt đới trên đất liền được ban hành khi có một trong các điều kiện sau:
a) Tâm áp thấp nhiệt đới đã đi vào đất liền Việt Nam và sức gió mạnh nhất vẫn còn từ cấp 6 trở lên;
b) Tâm áp thấp nhiệt đới đã đi vào các nước lân cận, nhưng sức gió mạnh nhất vẫn còn từ cấp 6 trở lên và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam trong 24 giờ tới.
5. Tin nhanh về áp thấp nhiệt đới
Tin nhanh về áp thấp nhiệt đới được ban hành khi phát tin áp thấp nhiệt đới khẩn cấp hoặc những trường hợp áp thấp nhiệt đới diễn biến phức tạp.
6. Tin cuối cùng về áp thấp nhiệt đới
Tin cuối cùng về áp thấp nhiệt đới được ban hành khi có một trong các điều kiện sau:
a) Áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp;
b) Áp thấp nhiệt đới đã đổ bộ vào các nước lân cận hoặc ra khỏi lãnh thổ, không còn khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam;
c) Áp thấp nhiệt đới đã di chuyển ra ngoài Biển Đông và không có khả năng quay trở lại Biển Đông.
7. Tin sóng lớn, nước dâng do áp thấp nhiệt đới
Tin dự báo, cảnh báo sóng lớn, nước dâng do áp thấp nhiệt đới được ban hành ngay khi phát tin áp thấp nhiệt đới khẩn cấp.
Theo quy định này thì có 07 loại tin về áp thấp nhiệt đới, gồm:
- Tin áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông
- Tin áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông
- Tin áp thấp nhiệt đới khẩn cấp
- Tin áp thấp nhiệt đới trên đất liền
- Tin nhanh về áp thấp nhiệt đới
- Tin cuối cùng về áp thấp nhiệt đới
- Tin sóng lớn, nước dâng do áp thấp nhiệt đới
Những biện pháp cơ bản ứng phó đối với áp thấp nhiệt đới được quy định ra sao?
Những biện pháp cơ bản ứng phó đối với áp thấp nhiệt đới được quy định tại Điều 26 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 được sửa đổi bởi điểm d khoản 4 Điều 54 Luật Phòng thủ dân sự 2023, cụ thể như sau:
Các biện pháp cơ bản ứng phó thiên tai
Căn cứ vào loại thiên tai, cấp độ rủi ro thiên tai xảy ra, Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia; ban chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ, cơ quan ngang Bộ; ban chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương quyết định lựa chọn một hoặc một số biện pháp phù hợp sau đây:
1. Biện pháp cơ bản ứng phó đối với bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, nước dâng, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy được quy định như sau:
a) Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp;
b) Di chuyển tàu thuyền, phương tiện nuôi trồng thuỷ sản trên biển, ven biển, trên sông ra khỏi khu vực nguy hiểm; tổ chức kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền neo đậu hoặc thực hiện biện pháp khác để bảo đảm an toàn;
c) Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công sở, bệnh viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng;
d) Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất;
đ) Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng;
e) Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trên sông, trên biển, khu vực và tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy và khu vực nguy hiểm khác;
g) Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai;
h) Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán;
i) Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai;
k) Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với thiên tai.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?