Xử lý kỷ luật viên chức bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức?
Viên chức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý kỷ luật thế nào?
Đối với trường hợp thầy giáo là viên chức:
Căn cứ quy định tại Điều 57 Luật Viên chức 2010 quy định đối với viên chức bị truy cứu trách nhiệm hình sự ghi nhận hướng dẫn như sau:
- Viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì bị buộc thôi việc, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
- Viên chức quản lý bị Tòa án tuyên phạm tội thì đương nhiên thôi giữ chức vụ quản lý, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Theo đó, đối với trường hợp viên chức bị Tòa án kết án phạt tù thì bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Do đó, trong trường hợp bạn trao đổi, thầy giáo bị Tòa án tuyên 3 năm tù thì đơn vị trường học tiến hành thực hiện thủ tục buộc thôi việc đối với viên chức.
Xử lý kỷ luật viên chức
Hình thức kỷ luật đối với viên chức
Căn cứ tại Điều 52 Luật Viên chức 2010 quy định các hình thức kỷ luật đối với viên chức như sau:
- Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:
+ Khiển trách;
+ Cảnh cáo;
+ Cách chức;
+ Buộc thôi việc.
- Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại khoản 1 Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Hình thức kỷ luật cách chức chỉ áp dụng đối với viên chức quản lý.
- Quyết định kỷ luật được lưu vào hồ sơ viên chức.
- Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức.
Căn cứ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 Luật Viên chức 2010, hình thức buộc thôi việc là một trong các hình thức kỷ luật đối với viên chức.
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức
Việc xử lý kỷ luật đối với viên chức được thực hiện theo các bước sau đây:
- Tổ chức họp kiểm điểm;
- Thành lập Hội đồng kỷ luật;
- Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này thì không thực hiện khoản 1 Điều này.
Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì không thực hiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Theo quy định được nêu trên tại Điều 32 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì không thực hiện tổ chức họp kiểm điểm và thành lập Hội đồng kỷ luật mà cấp có thẩm quyền thực hiện ra quyết định xử lý kỷ luật.
Quyết định kỷ luật viên chức được thực hiện theo quy định tại Điều 37 Nghị định 112/2020/NĐ-CP như sau:
- Trình tự ra quyết định kỷ luật
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ luật phải có kiến nghị việc xử lý kỷ luật bằng văn bản kèm theo biên bản họp Hội đồng kỷ luật và hồ sơ xử lý kỷ luật gửi cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng kỷ luật trong trường hợp thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc biên bản cuộc họp kiểm điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc văn bản đề xuất của cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật hoặc kết luận viên chức không vi phạm.
+ Trường hợp vi phạm của viên chức có tình tiết phức tạp thì cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
- Quyết định kỷ luật phải ghi rõ thời điểm có hiệu lực thi hành.
- Quyết định kỷ luật viên chức có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành. Trong thời gian này, nếu viên chức không tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực mà không cần phải có văn bản về việc chấm dứt hiệu lực.
Trường hợp viên chức tiếp tục có hành vi vi phạm trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này. Quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực. Các tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định kỷ luật phải được lưu giữ trong hồ sơ viên chức. Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý lịch của viên chức.
Theo đó, việc ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc viên chức bị Tòa án kết án phạt tù được thực hiện trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?