Xử lý phụ phẩm cây trồng là gì? Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm như thế nào trong xử lý phụ phẩm cây trồng?
Xử lý phụ phẩm cây trồng là gì?
Xử lý phụ phẩm cây trồng được giải thích tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 19/2019/TT-BNNPTNT như sau:
1. Phụ phẩm cây trồng là sản phẩm phụ phát sinh trong quá trình tiến hành hoạt động chăm sóc, thu hoạch, sơ chế sản phẩm cây trồng tại khu vực canh tác cây trồng;
2. Xử lý phụ phẩm cây trồng là việc áp dụng giải pháp công nghệ hoặc biện pháp kỹ thuật phù hợp làm tăng hiệu quả sử dụng; không làm ô nhiễm môi trường, lan truyền sinh vật gây hại.
Như vậy, xử lý phụ phẩm cây trồng là việc áp dụng giải pháp công nghệ hoặc biện pháp kỹ thuật phù hợp làm tăng hiệu quả sử dụng; không làm ô nhiễm môi trường, lan truyền sinh vật gây hại.
Xử lý phụ phẩm cây trồng là gì? (Hình từ Internet)
Việc xử lý phụ phẩm cây trồng được quy định như thế nào?
Việc xử lý phụ phẩm cây trồng được quy định tại Điều 5 Thông tư 19/2019/TT-BNNPTNT như sau:
Xử lý phụ phẩm cây trồng
1. Phụ phẩm cây trồng được xử lý như sau:
a) Cày vùi hoặc phay;
b) Ép xanh theo rãnh hoặc phủ luống;
c) Vùi trong hố đa năng hoặc che tủ gốc cây trồng; che phủ đất;
d) Ủ làm phân bón hữu cơ truyền thống;
đ) Phơi khô;
e) Các giải pháp, biện pháp xử lý khác.
2. Khuyến khích việc sử dụng chế phẩm sinh học, ứng dụng tiến bộ công nghệ, kỹ thuật mới trong quá trình xử lý phụ phẩm cây trồng.
3. Việc xử lý phụ phẩm cây trồng bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường, lan truyền sinh vật gây hại.
Như vậy, theo quy định trên thì phụ phẩm cây trồng được xử lý như sau:
- Cày vùi hoặc phay;
- Ép xanh theo rãnh hoặc phủ luống;
- Vùi trong hố đa năng hoặc che tủ gốc cây trồng; che phủ đất;
- Ủ làm phân bón hữu cơ truyền thống;
- Phơi khô;
- Các giải pháp, biện pháp xử lý khác.
Khuyến khích việc sử dụng chế phẩm sinh học, ứng dụng tiến bộ công nghệ, kỹ thuật mới trong quá trình xử lý phụ phẩm cây trồng.
Việc xử lý phụ phẩm cây trồng bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường, lan truyền sinh vật gây hại.
Việc vận chuyển phụ phẩm cây trồng phải đáp ứng yêu cầu nào?
Việc vận chuyển phụ phẩm cây trồng phải đáp ứng yêu được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 19/2019/TT-BNNPTNT như sau:
Thu gom phụ phẩm cây trồng
1. Phụ phẩm cây trồng được thu gom, phân loại theo mục đích sử dụng; không để lẫn với hóa chất, bao bì, vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, tạp chất vô cơ khác trong quá trình thu gom, vận chuyển.
2. Việc thu gom, vận chuyển phụ phẩm cây trồng không ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất nông nghiệp tại khu vực canh tác, giao thông; không gây ô nhiễm môi trường, lan truyền sinh vật gây hại.
3. Khuyến khích sử dụng kỹ thuật tiên tiến trong thu hoạch, thu gom phụ phẩm cây trồng; khuyến khích sử dụng kỹ thuật, công nghệ ép, nén phụ phẩm trước khi vận chuyển.
4. Tàn dư, phụ phẩm cây trồng trong vùng dịch hại thực vật thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Như vậy, theo quy định trên thì việc vận chuyển phụ phẩm cây trồng không ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất nông nghiệp tại khu vực canh tác, giao thông; Đồng thời, không gây ô nhiễm môi trường, lan truyền sinh vật gây hại.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm như thế nào trong xử lý phụ phẩm cây trồng?
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm trong xử lý phụ phẩm cây trồng theo quy định tại Điều 8 Thông tư 19/2019/TT-BNNPTNT như sau:
Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Tổ chức tuyên truyền, triển khai thực hiện quy định về thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng trên địa bàn.
2. Phối hợp với Cục Trồng trọt xây dựng tài liệu hướng dẫn thu gom, xử lý phụ phẩm cây trồng; hướng dẫn tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng.
3. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các đơn vị liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng trên địa bàn.
4. Cung cấp thông tin về thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng trên địa bàn theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Trồng trọt).
Theo đó, trong xử lý phụ phẩm cây trồng thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có các trách nhiệm sau:
- Tổ chức tuyên truyền, triển khai thực hiện quy định về thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng trên địa bàn.
- Phối hợp với Cục Trồng trọt xây dựng tài liệu hướng dẫn thu gom, xử lý phụ phẩm cây trồng; hướng dẫn tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng.
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các đơn vị liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng trên địa bàn.
- Cung cấp thông tin về thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng trên địa bàn theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Trồng trọt).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định thành lập Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ là mẫu nào? Tải mẫu? Đại hội Đảng bộ được xem là hợp lệ khi nào?
- Mẫu quyết định bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần do ai bầu?
- Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy? Tải về Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy?
- Bài viết chào mừng ngày 9 1 kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống học sinh sinh viên? Ngày 9 1 1950 là ngày gì?
- Gờ giảm tốc là gì? Gờ giảm tốc có tác dụng gì? Khu vực đường ngang không có người gác có bố trí gờ giảm tốc không?