Xử lý sự cố khẩn cấp tại trung tâm dữ liệu dựa theo nguyên tắc nào? Khi sự cố khẩn cấp xảy ra thì trình tự xử lý sự cố được thực hiện như thế nào?
Xử lý sự cố khẩn cấp tại trung tâm dữ liệu dựa theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Quy chế xử lý sự cố trong các trường hợp khẩn cấp, cháy nổ tại trung tâm dữ liệu, phòng máy ban hành kèm theo Quyết định 2728/QĐ-BTC năm 2015, có quy định về nguyên tắc xử lý sự cố như sau:
Nguyên tắc xử lý sự cố
1. Nguyên tắc chung
a) Áp dụng quy định, quy trình hướng dẫn biện pháp xử lý sự cố đối với trường hợp khẩn cấp để nhanh chóng loại trừ sự cố và ngăn ngừa sự cố lan rộng.
b) Ưu tiên các giải pháp khắc phục sự cố tạm thời để đảm bảo duy trì hoạt động nghiệp vụ của đơn vị, của ngành Tài chính. Trong quá trình áp dụng giải pháp khắc phục tạm thời, cho phép chất lượng dịch vụ CNTT khác với quy định của đơn vị và nhanh chóng khôi phục hệ thống đáp ứng chất lượng dịch vụ CNTT theo quy định.
c) Nắm vững diễn biến sự cố, tình trạng các thành phần của hệ thống khi có sự cố, phân tích các hiện tượng sự cố, dự đoán thời gian khôi phục.
d) Những người không có nhiệm vụ xử lý sự cố không được phép vào khu vực có sự cố và không được tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào hệ thống có sự cố. Những người được giao nhiệm vụ xử lý sự cố phải tuân thủ sự chỉ huy, điều hành, hướng dẫn của người chủ trì xử lý sự cố.
e) Thứ tự ưu tiên về hình thức thông báo sự cố: gọi điện thoại trực tiếp, nhắn tin qua điện thoại, gửi thư điện tử, gửi văn bản.
…
Như vậy, theo quy định trên thì xử lý sự cố khẩn cấp tại trung tâm dữ liệu dựa theo nguyên tắc chung sau:
- Áp dụng quy định, quy trình hướng dẫn biện pháp xử lý sự cố đối với trường hợp khẩn cấp để nhanh chóng loại trừ sự cố và ngăn ngừa sự cố lan rộng.
- Ưu tiên các giải pháp khắc phục sự cố tạm thời để đảm bảo duy trì hoạt động nghiệp vụ của đơn vị, của ngành Tài chính. Trong quá trình áp dụng giải pháp khắc phục tạm thời, cho phép chất lượng dịch vụ CNTT khác với quy định của đơn vị và nhanh chóng khôi phục hệ thống đáp ứng chất lượng dịch vụ CNTT theo quy định.
- Nắm vững diễn biến sự cố, tình trạng các thành phần của hệ thống khi có sự cố, phân tích các hiện tượng sự cố, dự đoán thời gian khôi phục.
- Những người không có nhiệm vụ xử lý sự cố không được phép vào khu vực có sự cố và không được tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào hệ thống có sự cố. Những người được giao nhiệm vụ xử lý sự cố phải tuân thủ sự chỉ huy, điều hành, hướng dẫn của người chủ trì xử lý sự cố.
- Thứ tự ưu tiên về hình thức thông báo sự cố: gọi điện thoại trực tiếp, nhắn tin qua điện thoại, gửi thư điện tử, gửi văn bản.
Xử lý sự cố khẩn cấp tại trung tâm dữ liệu dựa theo nguyên tắc nào?
(Hình từ Internet)
Khi sự cố khẩn cấp xảy ra tại trung tâm dữ liệu thì trình tự xử lý sự cố được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Quy chế xử lý sự cố trong các trường hợp khẩn cấp, cháy nổ tại trung tâm dữ liệu, phòng máy ban hành kèm theo Quyết định 2728/QĐ-BTC năm 2015, có quy định về nguyên tắc xử lý sự cố như sau:
Nguyên tắc xử lý sự cố
…
2. Quy trình khung đối với việc xử lý sự cố
Khi có sự cố xảy ra, thực hiện xử lý theo trình tự sau:
a) Thông báo về tình trạng sự cố cho các cá nhân/ bộ phận/ đơn vị liên quan.
b) Thực hiện các bước xử lý sự cố theo quy trình xử lý sự cố cụ thể của đơn vị.
c) Tiến hành tìm nguyên nhân sự cố và đề ra các biện pháp đề phòng sự cố lặp lại.
Như vậy, theo quy định trên thì khi sự cố khẩn cấp xảy ra tại trung tâm dữ liệu thì trình tự xử lý sự cố được thực hiện như sau:
- Thông báo về tình trạng sự cố cho các cá nhân/ bộ phận/ đơn vị liên quan.
- Thực hiện các bước xử lý sự cố theo quy trình xử lý sự cố cụ thể của đơn vị.
- Tiến hành tìm nguyên nhân sự cố và đề ra các biện pháp đề phòng sự cố lặp lại.
Đơn vị quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật trung tâm dữ liệu có trách nhiệm xử lý sự cố khẩn cấp như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 6 Quy chế xử lý sự cố trong các trường hợp khẩn cấp, cháy nổ tại trung tâm dữ liệu, phòng máy ban hành kèm theo Quyết định 2728/QĐ-BTC năm 2015, có quy định về trách nhiệm xử lý sự cố như sau:
Trách nhiệm xử lý sự cố
1. Cá nhân/bộ phận/đơn vị có trách nhiệm chủ trì, tổ chức xử lý sự cố khi sự cố xảy ra trên các hệ thống CNTT theo đúng phạm vi và trách nhiệm quản lý.
2. Cá nhân/bộ phận/đơn vị quản lý các hệ thống liên quan đến sự cố có trách nhiệm phối hợp nhanh chóng, kịp thời với cá nhân/bộ phận/đơn vị chủ trì theo đúng phạm vi và trách nhiệm quản lý.
3. Các đơn vị/bộ phận quản lý hệ thống CNTT, hệ thống hạ tầng kỹ thuật phải quy định rõ trách nhiệm của các cá nhân (người quản lý, người quản trị hệ thống, người giám sát) trong việc xử lý sự cố theo từng hệ thống đặc thù và tình huống đặc thù. Nhân sự tham gia xử lý sự cố phải có thông tin liên lạc đầy đủ: điện thoại di động, thư điện tử, các phương thức liên lạc khác (nếu có).
Như vậy, theo quy định trên thì đơn vị quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật trung tâm dữ liệu phải quy định rõ trách nhiệm của các cá nhân (người quản lý, người quản trị hệ thống, người giám sát) trong việc xử lý sự cố theo từng hệ thống đặc thù và tình huống đặc thù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?