Xử lý trường hợp bên bán hàng không xuất hóa đơn cho bên mua hàng như thế nào? Có thể khởi kiện nếu bên mua hàng bị thiệt hại không?
Bên bán không xuất hóa đơn cho bên mua đồng nghĩa với việc trốn thuế đúng không?
Căn cứ Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định về hành vi trốn thuế như sau:
Hành vi trốn thuế
...
3. Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán.
...
Theo đó, trong trường hợp bên bán không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa hoặc dịch vụ theo quy định dù bên mua đã yêu cầu nhiều lần thì hành vi của bên bán hàng được xem là hành vi trốn thuế.
Xử lý trường hợp bên bán hàng không xuất hóa đơn cho bên mua hàng như thế nào? Có thể khởi kiện nếu bên mua hàng bị thiệt hại không? (Hình từ Internet
Xử lý trường hợp bên bán hàng không xuất hóa đơn cho bên mua như thế nào?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Xử phạt hành vi trốn thuế
1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
c) Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng; lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế;
...
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này.
Trường hợp hành vi trốn thuế theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 ,4, 5 Điều này đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định này.
b) Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này.
Đồng thời tại Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 10 Thông tư 26/2015/TT-BTC) có quy định như sau:
Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
...
Theo đó, đối với trường hợp nhà cung cấp không chịu xuất hóa đơn cho bên mua hàng thì bên mua vẫn có thể tự xuất hóa đơn cho bên khác khi bán lại hàng hóa.
Pháp luật không có quy định cấm về việc tổ chức không được xuất hóa đơn khi bán hàng hóa lại cho bên khác nếu không có hóa đơn đầu vào.
Tuy nhiên, nếu không có hóa đơn đầu vào thì phía bên mua hàng không thể đưa chi phí mua hàng vào chi phí được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Trường hợp này bên mua hàng có thể báo cho cơ quan thuế quản lý nhà cung cấp để xử phạt hành chính với nhà cung cấp về việc không lập hóa đơn khi bán hàng.
Đối với trường hợp xử phạt hành vi không lập hóa đơn bán hàng không có quy định biện pháp khắc phục hậu quả là buộc xuất hóa đơn. Vì vậy, bên bàn hàng vẫn sẽ bị thiệt hại là không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào vì không có hóa đơn đầu vào.
Cho nên, phía đơn vị mua hàng có thể khởi kiện tranh chấp dân sự ra tòa án để yêu cầu bên nhà cung cấp bồi thường thiệt hại cho mình do hành vi không lập hóa đơn của phía nhà cung cấp gây nên.
Hành vi không xuất hóa đơn cho bên mua hàng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Như đã nói thì hành vi không xuất hóa đơn bán hàng có thể được xem là hành vi trốn thuế.
Căn cứ Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 47 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) có quy định về tội trốn thuế như sau:
Tội trốn thuế
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
...
c) Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
...
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy, hành vi không xuất hóa đơn cho bên mua hàng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội trốn thuế.
Người phạm tội trốn thuế do không xuất hóa đơn theo quy định thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ 03 tháng đến cao nhất là 07 năm tù giam.
Trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?