Xử phạt doanh nghiệp tiêu thụ điện ít hơn 50% so với tổng sản lượng điện trong hợp đồng sử dụng điện đã ký có trái quy định hay không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm trong việc sử dụng điện là bao nhiêu năm?
- Pháp luật có quy định về việc vi phạm hành chính đối với trường hợp sản lượng tiêu thụ điện không đạt mức tối thiểu hay không?
- Doanh nghiệp bán điện có thể xử phạt doanh nghiệp tiêu thụ điện ít hơn 50% so với tổng sản lượng điện trong hợp đồng đã ký hay không?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm trong việc sử dụng điện là bao nhiêu năm?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 134/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) quy định như sau:
Quy định về thời hiệu xử phạt, vi phạm hành chính đã kết thúc, vi phạm hành chính đang được thực hiện, vi phạm hành chính nhiều lần
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm trong lĩnh vực điện lực, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là 01 năm; đối với các hành vi vi phạm về sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.
...
Theo quy định trên thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm trong việc sử dụng điện là 01 năm.
Xử phạt doanh nghiệp tiêu thụ điện ít hơn 50% so với tổng sản lượng điện trong hợp đồng sử dụng điện đã ký có trái quy định hay không? (Hình từ Internet)
Pháp luật có quy định về việc vi phạm hành chính đối với trường hợp sản lượng tiêu thụ điện không đạt mức tối thiểu hay không?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 15 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) quy định về các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng điện như sau:
Vi phạm các quy định về sử dụng điện
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cản trở người có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng điện.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vô ý gây sự cố hệ thống điện của bên bán điện;
b) Tự ý cấp điện cho tổ chức, cá nhân khác.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi tự ý lắp đặt, đóng, cắt, sửa chữa, di chuyển, thay thế các thiết bị điện và công trình điện của bên bán điện.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tự ý đóng điện dùng khi công trình sử dụng điện của bên mua điện chưa nghiệm thu; khi đang trong thời gian bị ngừng cấp điện do vi phạm quy định của pháp luật.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Gây hư hại, tự ý di chuyển hệ thống đo đếm điện (kể cả tủ bảo vệ công tơ, các niêm phong và sơ đồ đấu dây);
b) Sử dụng các thiết bị với mục đích gây nhiễu làm hư hại thiết bị truyền số liệu, đo lường, bảo vệ của hệ thống điện.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
7. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm của khách hàng sử dụng điện lớn sau đây:
a) Không thực hiện chế độ sử dụng điện theo đúng mức yêu cầu của Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia trong trường hợp hệ thống bị hạn chế công suất; không có biện pháp đảm bảo tiêu chuẩn điện áp đã được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện;
b) Sử dụng trang thiết bị sử dụng điện, trang thiết bị đấu nối không đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để đấu nối vào lưới điện quốc gia;
c) Không thực hiện các lệnh thao tác của Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia;
d) Không thực hiện cắt điện, giảm mức tiêu thụ điện khi có yêu cầu của bên bán điện do sự cố bất khả kháng;
đ) Không thực hiện đầu tư hệ thống thông tin liên lạc, SCADA/EMS/ DMS, đo đếm điện năng theo quy định;
e) Không duy trì hoạt động bình thường của hệ thống thông tin liên lạc, SCADA/EMS/DMS, đo đếm điện năng đã đầu tư theo quy định.
8. Phạt tiền đối với hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức như sau:
a) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp dưới 1.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng.
...
Theo đó, các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong sử dụng điện không có quy định về việc xử phạt đối với doanh nghiệp tiêu thụ điện không đạt mức sản lượng quy định.
Doanh nghiệp bán điện có thể xử phạt doanh nghiệp tiêu thụ điện ít hơn 50% so với tổng sản lượng điện trong hợp đồng đã ký hay không?
Căn cứ Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm hợp đồng như sau:
Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Bên cạnh đó, tại Điều 27 Thông tư 42/2022/TT-BCT quy định về phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán điện như sau:
Phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và bồi thường thiệt hại
1. Mức phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng căn cứ theo thỏa thuận trong hợp đồng, phù hợp quy định của pháp luật.
Trường hợp các bên không có thoả thuận phạt vi phạm, bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thoả thuận phạt vi phạm, bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại.
2. Mức bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng căn cứ theo thoả thuận trong hợp đồng, nếu không thỏa thuận trong hợp đồng thì thực hiện theo quy định của pháp luật.
...
Theo quy định, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Tuy không có quy định cụ thể việc phạt vi phạm hợp đồng về sản lượng tiêu thu điện ít hơn 50% so với tổng số sản lượng điện trong hợp đồng, nhưng nếu trong hợp đồng có quy định rõ về việc sử dụng điện phải đạt mức tối thiểu thì doanh nghiệp buộc phải tuân thủ quy định trong hợp đồng đã ký kết.
Như vậy, trong trường hợp hợp đồng sử dụng điện đã quy định về việc tiêu thụ điện đạt mức tối thiểu nhưng doanh nghiệp tiêu thụ điện không thực hiện đúng, thì phía cung cấp điện có thể:
- Phạt vi phạm hợp đồng và buộc doanh nghiệp tiêu thụ điện phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp các bên có thoả thuận phạt vi phạm.
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp các bên không có thoả thuận phạt vi phạm.
Lưu ý: Mức bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng sẽ căn cứ theo thoả thuận trong hợp đồng, nếu không thỏa thuận trong hợp đồng thì thực hiện theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?