Xử phạt đối với việc không đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Xử phạt đối với việc không đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp sẽ bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 79/2015/NĐ-CP, vi phạm quy định về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với các hành vi sau:
"1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không nộp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo thời hạn quy định tại quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tẩy, xóa, sửa chữa, làm thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
3. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp ngoài địa điểm ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp với một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường trung cấp;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường cao đẳng.
4. Phạt tiền đối với hành vi giả mạo giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp như sau:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường trung cấp;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường cao đẳng.
5. Phạt tiền đối với hành vi không đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi tăng quy mô tuyển sinh của từng chuyên ngành hoặc nghề so với quy mô tuyển sinh ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp với một trong các mức sau đây:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 10% đến dưới 20%;
b) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 20% đến dưới 30%;
c) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 30% đến dưới 40%;
d) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 40% trở lên.
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bổ sung chuyên ngành hoặc nghề đào tạo, trình độ đào tạo;
b) Chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
c) Thay đổi cơ quan chủ quản, chủ đầu tư của cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
d) Chuyển trụ sở chính hoặc phân hiệu hoặc cơ sở đào tạo đến nơi khác;
đ) Thành lập phân hiệu hoặc cơ sở đào tạo mới;
e) Liên kết với tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
7. Phạt tiền đối với hành vi tuyển sinh, tổ chức đào tạo khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp với một trong các mức sau đây:
a) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
b) Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường trung cấp;
c) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường cao đẳng.
8. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này vào ngân sách nhà nước;
c) Buộc khôi phục quyền lợi học tập cho người học, hoàn trả cho người học các khoản đã thu đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 và Khoản 7 Điều này; trường hợp không xác định được người học để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước;
d) Buộc chuyển người học về địa điểm đã được phép hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;
đ) Buộc thu hồi và tiêu hủy giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này."
Vi phạm quy định về quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Tại Điều 7 Nghị định 79/2015/NĐ-CP, vi phạm quy định về quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:
"1. Phạt tiền đối với hành vi không ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp với một trong các mức sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường trung cấp;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường cao đẳng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này."
Quy định phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
Bên cạnh đó, tại Điều 4 Nghị định 79/2015/NĐ-CP quy định phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
"1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, trừ mức phạt tiền quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 8; Khoản 1, các điểm a, b, c, d, đ Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều 15; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 17; Khoản 1 Điều 24; các khoản 1, 2 và 6 Điều 25; Khoản 1, Khoản 2, Điểm a Khoản 4 Điều 26 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân.
Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân; đối với tổ chức gấp hai lần thẩm quyền xử phạt tiền đối với cá nhân."
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là gì? Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập có nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Mẫu báo cáo giảng dạy khối lượng kiến thức THPT tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp TP HCM năm 2024?
Xử phạt đối với việc không đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Không báo cáo kết quả tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp hàng năm có bị thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng không?
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật cần phải đảm bảo có giáo trình và thời gian đào tạo phù hợp với người khuyết tật đúng không?
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có được phép giải thể theo đề nghị của tổ chức thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp đó không?
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thực hiện tuyển sinh tối đa mấy lần trong một năm theo quy định?
Việc đánh giá định kỳ đối với kết quả học tập theo môn học bắt buộc của học sinh cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thực hiện như thế nào?
Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài có được thành lập chi nhánh trực thuộc văn phòng đại diện không?
Tổ chức cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa văn nghệ cho học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm mục đích gì?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?