Xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm sức khỏe người thân trong gia đình như thế nào? Có truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi này hay không?
Xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm sức khỏe người thân trong gia đình như thế nào?
Về trường hợp xâm phạm sức khỏe người thân trong gia đình mà chị nêu thì nếu có đầy đủ cơ sở, chứng cứ, chị có thể làm đơn trình báo đến công an, xã phường nơi người này cư trú (nơi xảy ra vụ việc) để yêu cầu có phương hướng xử lý.
Đây là hành vi vi phạm hành chính có thể xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi xâm phạm sức khỏe thành viên gia đình như sau:
Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.
Như vậy từ quy định nêu trên và đối chiếu với thông tin chị cung cấp thì cậu của chị có hành vi đánh đập mẹ mình và hăm dọa rượt đánh chị gái mình nên có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Trên đây là mức phạt tiền áp dụng cho cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Cụ thể với số tiền là 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm sức khỏe người thân trong gia đình như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm sức khỏe người thân trong gia đình là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Theo đó, đối với hành vi vi phạm xậm hại sức khỏe người thân trong gia đình có thời hiệu xử phạt là 01 năm.
Hành vi xâm phạm sức khỏe người thân trong gia đình có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Ngoài ra, còn xử lý hình sự đối với hành vi xâm phạm sức khỏe người thân trong gia đình theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 và điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, cụ thể như sau:
Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý với chị là trên thực tế thì rất nhiều nơi, cơ quan công an "ngại" thụ lý các việc này mà cho rằng đây là "việc gia đình" và đề nghị gia đình tự giải quyết.
Trong những trường hợp có hành vi xâm phạm sức khỏe đến người thân trong gia đình như vậy thì chị nên liên hệ với các hội đoàn trong địa phương (hội cựu chiến binh, hội phụ nữ ...) đề đề nghị được giúp đỡ trong việc trình báo này (gây áp lực với cơ quan công an, đế nghị họ thụ lý).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?