Xử phạt hành vi dùng mạng xã hội đăng ảnh bôi nhọ làm nhục người khác như thế nào? Công an có thẩm quyền giải quyết vụ việc thuộc về ai?
- Xử phạt hành vi dùng mạng xã hội đăng ảnh bôi nhọ làm nhục người khác như thế nào?
- Đăng ảnh người khác lên mạng xã hội với mục đích bôi nhọ, làm nhục có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Công an có thẩm quyền giải quyết vụ việc đăng ảnh người khác lên mạng xã hội với mục đích bôi nhọ, làm nhục hay không?
Xử phạt hành vi dùng mạng xã hội đăng ảnh bôi nhọ làm nhục người khác như thế nào?
Căn cứ Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) quy định như sau:
“Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
[...]
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
[...]
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.”
Theo đó, Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, đây là mức phạt cho tổ chức, doanh nghiệp, đối với cá nhân mức phạt bằng một nửa. tức là từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Bôi nhọ, làm nhục người khác trên mạng xã hội
Đăng ảnh người khác lên mạng xã hội với mục đích bôi nhọ, làm nhục có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015, bị thay thế bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội làm nhục người khác như sau:
- Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Đối với 02 người trở lên;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Đối với người đang thi hành công vụ;
+ Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
+ Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Làm nạn nhân tự sát.
- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Đồng thời, tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015, bị thay thế bởi Điểm e Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội vu khống như sau:
- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
+ Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
+ Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
+ Có tổ chức;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Đối với 02 người trở lên;
+ Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
+ Đối với người đang thi hành công vụ;
+ Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
+ Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
+ Vì động cơ đê hèn;
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Làm nạn nhân tự sát.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, tùy vào mức độ ảnh hưởng của hành vi đăng ảnh người khác lên mạng xã hội với mục đích bôi nhọ, làm nhục mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác và tội vu khống.
Công an có thẩm quyền giải quyết vụ việc đăng ảnh người khác lên mạng xã hội với mục đích bôi nhọ, làm nhục hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 120 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 47 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) quy định về phân định thẩm quyền xử phạt thì thẩm quyền xử phạt trong trường hợp này thuộc về giám đốc công an nhân dân cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?