Xử phạt hành vi không niêm yết giá bán xăng dầu như thế nào? Nhân viên trực tiếp kinh doanh tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu không được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy thì cửa hàng có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
- Vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Nhân viên trực tiếp kinh doanh tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu không được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy thì cửa hàng có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
- Có bao nhiêu hình thức xử phạt bổ sung trong lĩnh vực dầu khí và kinh doanh xăng dầu và khí?
Vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 109/2013/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 49/2016/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ như sau:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật;
+ Niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần; tái phạm;
+ Niêm yết giá không đúng giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá”.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc Khoản 5 Điều này.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật ngoài hình thức niêm yết giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, kê khai giá.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không công khai về Quỹ bình ổn giá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 5 Điều này, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước.
Như vậy, trường hợp không niêm yết giá bán xăng dầu thì sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, nếu vi phạm nhiều lần; tái phạm thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Xử phạt hành vi không niêm yết giá bán xăng dầu như thế nào?
Nhân viên trực tiếp kinh doanh tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu không được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy thì cửa hàng có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về điều kiện cửa hàng bán lẻ xăng dầu như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Cửa hàng bán lẻ xăng dầu hoạt động kinh doanh nhưng không bảo đảm duy trì điều kiện phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng bán lẻ xăng dầu;
+ Cửa hàng xăng dầu trên mặt nước hoạt động kinh doanh nhưng không bảo đảm duy trì điều kiện phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu trên mặt nước;
+ Sử dụng người quản lý hoặc nhân viên trực tiếp kinh doanh tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu không được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với thương nhân bán lẻ xăng dầu tại cơ sở không có Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được dọ thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, trong trường hợp nhân viên trực tiếp kinh doanh tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu không được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy thì cửa hàng bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Có bao nhiêu hình thức xử phạt bổ sung trong lĩnh vực dầu khí và kinh doanh xăng dầu và khí?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 99/2020/NĐ-CP (được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 4 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) quy định về các hình thức xử phạt bổ sung như sau:
- Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:
+ Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
+ Trục xuất.
- Ngoài hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất xăng dầu, nguyên liệu sản xuất xăng dầu, khí;
+ Buộc thu hồi chai LPG, LPG chai hoặc LPG chai mini không đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
+ Buộc thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế các chai LPG, thiết bị phụ trợ dùng khí không bảo đảm an toàn cho khách hàng sử dụng;
+ Buộc trả lại chai LPG cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.
+ Buộc nộp lại Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khi bị tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp Giấy phép.”.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi dựa trên quy định pháp luật hiện hành mà bạn quan tâm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?