Xử phạt hành vi ném gạch đá vào ô tô đang lưu thông trên đường ra sao? Nếu không may ném gạch đá vào ô tô đang lưu thông gây tai nạn chết người và cố tình xóa dấu vết tại hiện trường tai nạn thì bị xử lý ra sao?
- Xử phạt hành vi ném gạch đá vào ô tô đang lưu thông trên đường được pháp luật quy định như thế nào?
- Tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ gây cản trở giao thông bị xử lý ra sao?
- Nếu không may ném gạch đá vào ô tô đang lưu thông gây tai nạn chết người và cố tình xóa dấu vết tại hiện trường tai nạn thì bị xử lý ra sao?
- Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được pháp luật quy định như thế nào?
Xử phạt hành vi ném gạch đá vào ô tô đang lưu thông trên đường được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau:
7. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu;
b) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc vật thể khác vào phương tiện đang tham gia giao thông trên đường bộ.
Như vậy, đối với hành vi vi phạm ném gạch, đất, đá, cát hoặc vật thể khác vào phương tiện đang tham gia giao thông trên đường bộ thì bị xử phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức.
Ném gạch đá vào ô tô
Tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ gây cản trở giao thông bị xử lý ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ như sau:
1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người được chở trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù).
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ gây cản trở giao thông;
b) Đá bóng, đá cầu, chơi cầu lông hoặc các hoạt động thể thao khác trái phép trên đường bộ; sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
c) Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sử dụng ô (dù);
d) Người được chở trên xe đạp, xe đạp máy bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh.
Như vậy, việc tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ gây cản trở giao thông thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân.
Nếu không may ném gạch đá vào ô tô đang lưu thông gây tai nạn chết người và cố tình xóa dấu vết tại hiện trường tai nạn thì bị xử lý ra sao?
Căn cứ khoản 8 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ như sau:
8. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức cố ý thay đổi, xóa dấu vết hiện trường vụ tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2, điểm b khoản 8 Điều 5; điểm e khoản 3, điểm đ khoản 8 Điều 6; điểm g khoản 3, điểm c khoản 8 Điều 7; điểm b khoản 4 Điều 8 Nghị định này.
Như vậy đối với trường hợp không may ném gạch đá vào ô tô đang lưu thông trên đường gây tai nạn giao thông chết người mà còn xóa dấu vết tại hiện trường thì trước hết phải bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức cố ý thay đổi, xóa dấu vết hiện trường vụ tai nạn giao thông. Ngoài ra tiếp theo sẽ bị xử lý hình sự nếu gây ra chết người theo quy định pháp luật.
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015, (được sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản như sau:
"1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật."
Như vậy đối với trường hợp người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?