Xử phạt hành vi san lấp đất bằng phế thải xây dựng được quy định như thế nào? San lấp đất ruộng như trên có được xem là hủy hoại đất không?
Hành vi đổ phế thải xây dựng để san lấp đất không đúng nơi quy định bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo Công văn 12/BXD-TTr năm 2018 hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính trong quản lý chất thải rắn xây dựng:
"Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với công tác quản lý chất thải nói chung và hành vi đổ chất thải rắn xây dựng không đúng nơi quy định nói riêng đã được quy định tại: Điều 20, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Điều 27 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định về xử phạt đối với hoạt động vận chuyển, phương tiện vận chuyển chất thải tại; Khoản 1 Điều 15; Khoản 1 Điều 30; điểm c Khoản 1, điểm c Khoản 2 Điều 41; Khoản 1 Điều 42; Khoản 1 Điều 44; Khoản 1 Điều 46, Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt đối với một số hành vi đổ thải phế thải xây dựng."
Theo đó từng trường hợp vi phạm cụ thể thì hành vi đổ phế thải xây dựng không đúng nơi quy định có thể bị xử phạt hành chính theo các quy định được liệt kê nêu trên.
San lấp đất bằng phế thải xây dựng (Hình từ Internet)
Hành vi san lấp đất ruộng có được xem là hủy hoại đất không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:
"3. Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất hoặc gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định, trong đó:
a) Làm biến dạng địa hình trong các trường hợp: thay đổi độ dốc bề mặt đất; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề; trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đất khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê hoặc phù hợp với dự án đầu tư đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận;
b) Làm suy giảm chất lượng đất trong các trường hợp: làm mất hoặc giảm độ dầy tầng đất đang canh tác; làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng; gây xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp;
..."
Như vậy theo quy định trên, hành vi san lấp đất ruộng bằng phế thải xây dựng có khả năng làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất hoặc gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định thì được xem là hủy hoại đất.
Xử phạt hành vi san lấp đất bằng phế thải xây dựng làm hủy hoại đất được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về hủy hoại đất:
"1. Trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên.
2. Trường hợp gây ô nhiễm thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Trường hợp người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 64 của Luật đất đai."
Theo đó, tùy diện tích đất bị hủy hoại sẽ có mức xử phạt tương ứng. Đồng thời, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?