Xử phạt hành vi xây dựng nhà ở trên đất trồng cây lâu năm? Những quy định xử phạt liên quan đến xin phép xây dựng?

Tôi muốn hỏi về xử phạt hành vi xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp? Ông A có miếng đất trồng cây lâu năm. Ông A xây dựng nhà ở trên đất đó. Tuy nhiên miếng đất này đã có quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500 khu đô thị (tái định cư) - có quy hoạch, chưa có kế hoạch. Vậy giờ mình phạt ông A này với những lỗi gì? Căn cứ quy định?

Dựa trên những thông tin anh cung cấp, theo chúng tôi trường hợp này ông A có thể bị xử phạt với những lỗi như sau:

Xử phạt hành vi xây dựng nhà ở trên đất trồng cây lâu năm

Một trong những nguyên tắc khi sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai là phải sử dụng đất đúng mục đích.

Căn cứ Điều 11 của Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai như sau:

"Điều 11. Sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm b và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai
1. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
2. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên."

Như vậy, việc xây dựng nhà ở trên đất trồng cây lâu năm mà chưa xin phép chuyển mục đích sử dụng đất (chuyển mục đích trái phép) là vi phạm và tùy theo diện tích đất vi phạm theo quy định trên mà sẽ có mức xử phạt cụ thể.

Xử phạt trong xây dựng

Xử phạt trong xây dựng

Xử phạt liên quan đến việc xin giấy phép xây dựng

Căn cứ khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP có quy định như sau:

7. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
a) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
c) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Như vậy trong trường hợp việc xây dựng nhà ở này thuộc diện phải xin giấy phép xây dựng mà không có thì sẽ bị xử phạt theo quy định này.

Trường hợp bị xử phạt tiền vì không có giấy phép xây dựng thì còn bị xử phạt bổ sung nào khác không?

Khoản 14, khoản 15 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP cũng có quy định như sau:

"14. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 03 tháng đến 06 tháng (nếu có) đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 12 và điểm a khoản 13 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 06 tháng đến 09 tháng (nếu có) đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 12 và điểm b khoản 13 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 09 tháng đến 12 tháng (nếu có) đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 12, điểm c khoản 13 Điều này;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 12, khoản 13 Điều này.
15. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc che chắn theo quy định và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường (nếu có) với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh hoặc gia hạn giấy phép xây dựng hoặc buộc công khai giấy phép xây dựng theo quy định với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
c) Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm với các hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 9, khoản 10, khoản 12, khoản 13 Điều này.
16. Đối với hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này mà đang thi công xây dựng thì ngoài việc bị phạt tiền theo quy định còn phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 81 Nghị định này.
17. Trường hợp xây dựng không đúng giấy phép xây dựng được cấp nhưng không thuộc trường hợp phải điều chỉnh giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng thì không bị coi là hành vi xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp."

Như vậy đối với hành vi xây dựng nhà ở thuộc trường hợp phải có giấy phép xây dựng nhưng không có ngoài bị xử phạt tiền như quy định trên thì sẽ không bị áp dụng thêm hình thức xử phạt bổ sung nào khác. Tuy nhiên đối với hành vi vi phạm này sẽ bị buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm và phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 81 Nghị định này.

Không có giấy phép xây dựng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Xử phạt hành vi xây dựng nhà ở trên đất trồng cây lâu năm? Những quy định xử phạt liên quan đến xin phép xây dựng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Không có giấy phép xây dựng
7,619 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Không có giấy phép xây dựng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Không có giấy phép xây dựng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào