Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm khoảng cách tối thiểu giữa hai trạm xăng dầu được quy định như thế nào? Sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu của thương nhân khác để kinh doanh xăng dầu có vi phạm quy định pháp luật không?
Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm khoảng cách tối thiểu giữa hai trạm xăng dầu được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về điều kiện cửa hàng bán lẻ xăng dầu như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Cửa hàng bán lẻ xăng dầu hoạt động kinh doanh nhưng không bảo đảm duy trì điều kiện phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng bán lẻ xăng dầu;
+ Cửa hàng xăng dầu trên mặt nước hoạt động kinh doanh nhưng không bảo đảm duy trì điều kiện phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu trên mặt nước;
+ Sử dụng người quản lý hoặc nhân viên trực tiếp kinh doanh tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu không được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với thương nhân bán lẻ xăng dầu tại cơ sở không có Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được dọ thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, trước khi xây dựng trạm xăng dầu thì phải xin phép xây dựng. Khi đảm bảo được các điều kiện đối với kinh doanh trạm xăng dầu được cấp phép xây dựng. Cụ thể thì điều kiện về khoảng cách giữa hai trạm xăng cũng được đảm bảo. Như vậy nếu vi phạm khoảng cách giữa hai trạm xăng tối thiểu trong trường hợp này đồng nghĩa với việc không bảo đảm duy trì điều kiện phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Như vậy trường hợp này sẽ xử phạt vi phạm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 99/2020/NĐ-CP.
Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm khoảng cách tối thiểu giữa hai trạm xăng dầu được quy định như thế nào?
Giấy phép kinh doanh xăng dầu là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định về giấy phép kinh doanh xăng dầu như sau:
"1. “Giấy phép kinh doanh xăng dầu” gồm: Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu, Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu, Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu, Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu."
Sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu của thương nhân khác để kinh doanh xăng dầu có vi phạm quy định pháp luật không?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm khác về điều kiện kinh doanh xăng dầu như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh xăng dầu.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng Giấy phép kinh doanh xăng dầu;
+ Thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng Giấy phép kinh doanh xăng dầu.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Kinh doanh xăng dầu mà không có Giấy phép kinh doanh xăng dầu theo quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 14 và khoản 2 Điều 27 Nghị định này;
+ Kinh doanh xăng dầu khi Giấy phép kinh doanh xăng dầu được cấp đã hết hiệu lực;
+ Sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu của thương nhân khác để kinh doanh xăng dầu;
+ Kinh doanh xăng dầu không đúng nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh xăng dầu được cấp.
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi Giấy phép kinh doanh xăng dầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định này.
- Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này trong trường hợp đối tượng vi phạm kinh doanh theo hình thức kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, kinh doanh phân phối xăng dầu hoặc tổng đại lý kinh doanh xăng dầu thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả (được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định 17/2022/NĐ-CP)
+ Buộc nộp lại Giấy phép kinh doanh xăng dầu bị tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp Giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Như vậy, căn cứ điểm c khoản 3 Điều 20 Nghị định 99/2020/NĐ-CP trường hợp tổ chức sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu của thương nhân khác để kinh doanh xăng dầu sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đồng thời buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Nếu cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và cũng phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm (Do cá nhân thực hiện thì phạt tiền bằng một nửa mức phạt tiền quy định đối với tổ chức căn cứ tại Điều 5 Nghị định 99/2020/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?