Xử phạt vi phạm hành chính như thế nào đối với trường hợp khai thác cát, sỏi ảnh hưởng đến việc lưu thông của dòng chảy?
- Khai thác khoáng sản là cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường có cần xin Giấy phép hay không?
- Xử phạt vi phạm hành chính như thế nào đối với trường hợp khai thác cát, sỏi ảnh hưởng đến việc lưu thông của dòng chảy?
- Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân và tổ chức vi phạm việc khai thác khoáng sản gây ảnh hưởng đến việc lưu thông của dòng chảy có khác nhau hay không?
Khai thác khoáng sản là cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường có cần xin Giấy phép hay không?
Căn cứ theo Điều 64 Luật Khoáng sản 2010 quy định về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường sẽ phải đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, trừ các trường hợp sau:
- Khai thác trong diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác chỉ được sử dụng cho xây dựng công trình đó.
Trước khi tiến hành khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân phải đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Khai thác trong diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó.
Xử phạt vi phạm hành chính như thế nào đối với trường hợp khai thác cát, sỏi ảnh hưởng đến việc lưu thông của dòng chảy? (Hình từ Internet)
Xử phạt vi phạm hành chính như thế nào đối với trường hợp khai thác cát, sỏi ảnh hưởng đến việc lưu thông của dòng chảy?
Căn cứ theo Điều 25 Nghị định 36/2020/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP) thì việc khai thác khoáng sản (cát, sỏi) ảnh hưởng đến việc lưu thông của dòng chảy bị xử phạt như sau:
Vi phạm các quy định về bảo đảm sự lưu thông của dòng chảy, phòng, chống sạt, lở bờ, bãi sông
...
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác khoáng sản, xây dựng công trình, vật kiến trúc nổi trên sông, xây dựng cầu, cảng sông, bến tàu phà tiếp nhận tàu và các công trình thủy khác trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước hoặc trong lòng, bờ, bãi sông, hồ không phù hợp với tiêu chuẩn phòng, chống lũ, các yêu cầu kỹ thuật có liên quan theo quy định của pháp luật gây cản trở dòng chảy.
...
7. Đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 5 Điều này thuộc kênh, rạch của hệ thống công trình thủy lợi áp dụng xử phạt theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy lợi.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm tải Điều này gây ra;
b) Buộc phá dỡ công trình, dỡ bỏ, di dời các vật gây cản trở dòng chảy đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
c) Buộc phá dỡ công trình, dỡ bỏ, di dời các vật thể trên phần diện tích lấn sông đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 6 Điều này.
Theo đó trường hợp khai thác khoáng sản là cát, sỏi mà làm ảnh hưởng đến việc lưu thông của dòng chảy thì xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Đồng thời phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm.
Trường hợp hành vi vi phạm thuộc kênh, rạch của hệ thống công trình thủy lợi áp dụng xử phạt theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy lợi.
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân và tổ chức vi phạm việc khai thác khoáng sản gây ảnh hưởng đến việc lưu thông của dòng chảy có khác nhau hay không?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP) có quy định như sau:
Áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính
1. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Thẩm quyền phạt tiền của những người được quy định tại các Điều 63, 64, 65, 66, 67 và Điều 68 Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền mức tối đa áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; đối với tổ chức, thẩm quyền phạt tiền mức tối đa gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Như vậy đối với mức phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản gây ảnh hưởng đến việc lưu thông của dòng chảy quy định tại Điều 25 Nghị định 36/2020/NĐ-CP chỉ áp dụng đối với cá nhân.
Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân.
Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?