Xuất huyết dịch kính khi phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa vào dịch kính nguyên nhân do đâu và được xử lý như thế nào?
- Phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa vào dịch kính được chỉ định trong những trường hợp nào?
- Các bước tiến hành phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa vào dịch kính bằng kỹ thuật cắt dịch kính và thể thủy tinh trong buồng dịch kính như thế nào?
- Xuất huyết dịch kính trong phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa vào dịch kính nguyên nhân do đâu và được xử lý như thế nào?
Phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa vào dịch kính được chỉ định trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo Mục II Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa vào dịch kính Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT LẤY THỂ THỦY TINH SA VÀO DỊCH KÍNH
I. ĐẠI CƯƠNG
Lấy thể thủy tinh sa vào dịch kính là phẫu thuật phối hợp lấy thể thủy tinh và cắt dịch kính nhằm điều trị, đề phòng các biến chứng và phục hồi chức năng.
II. CHỈ ĐỊNH
- Sa thể thủy tinh vào dịch kính do chấn thương có thể kèm biến chứng: tăng nhãn áp, viêm màng bồ đào, bong võng mạc ...
- Sa thể thủy tinh bệnh lý.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật.
- Viêm nhiễm khác của mắt như viêm kết mạc, loét giác mạc.
Phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa vào dịch kính là 1 trong 89 Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nhãn khoa Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012.
Lấy thể thủy tinh sa vào dịch kính là phẫu thuật phối hợp lấy thể thủy tinh và cắt dịch kính nhằm điều trị, đề phòng các biến chứng và phục hồi chức năng.
Dịch kính, hay còn gọi là thể pha lê, là chất trong suốt lấp đầy khoảng trống giữa thủy tinh thể và võng mạc mắt. Chất dịch kính gồm 2 phần là phần dịch (thực tế là nước) và phần có cấu tạo sợi được hình thành bởi các phân tử albumin dính kết với nhau.
Theo quy định trên, phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa vào dịch kính được chỉ định trong những trường hợp sau:
- Sa thể thủy tinh vào dịch kính do chấn thương có thể kèm biến chứng: tăng nhãn áp, viêm màng bồ đào, bong võng mạc ...
- Sa thể thủy tinh bệnh lý.
Chống chỉ định phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa vào dịch kính trong các trường hợp sau:
- Tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật.
- Viêm nhiễm khác của mắt như viêm kết mạc, loét giác mạc.
Phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa vào dịch kính (Hình từ Internet)
Các bước tiến hành phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa vào dịch kính bằng kỹ thuật cắt dịch kính và thể thủy tinh trong buồng dịch kính như thế nào?
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa vào dịch kính Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT LẤY THỂ THỦY TINH SA VÀO DỊCH KÍNH
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Vô cảm
Gây tê với người lớn, gây mê với trẻ em.
3.2. Các kỹ thuật cắt dịch kính và lấy thể thủy tinh
3.2.1. Kỹ thuật cắt dịch kính và thể thủy tinh trong buồng dịch kính
- Chỉ định khi thể thủy tinh chưa có nhân cứng.
- Đặt vành mi tự động.
- Phẫu tích kết mạc rìa phía mũi và thái dương, mở kết mạc thái dương rộng hơn.
- Kiểm tra kim nước có thông tốt không và đuổi hết bóng khí trong dây truyền dịch.
- Mở ba đường vào dịch kính: đánh dấu vị trí chọc củng mạc cách rìa 3mm. Hướng dao chọc củng mạc vuông góc với thành nhãn cầu. Đầu tiên, chọc củng mạc vị trí đặt kim nước thường đặt kim truyền nước ở vị trí 8 giờ đối với mắt phải và 4 giờ đối với mắt trái. Dùng kẹp phẫu tích kết mạc kiểm tra, nhìn rõ kim nước nằm trong buồng dịch kính mới mở nước. Tiếp tục mở 2 đường củng mạc còn lại vị trí 2 giờ và 10 giờ để đặt đèn nội nhãn và đầu cắt dịch kính.
- Cắt một phần dịch kính trung tâm với áp lực hút 200mmHg và tốc độ cắt 1300 - 1500 lần/phút.
- Làm bong dịch kính sau bằng cách đặt đầu cắt dịch kính sát gai thị chỉ dùng áp lực hút 300 - 400mmHg, không dùng chế độ cắt.
- Cắt dịch kính sạch từ phía đường vào của đầu CDK lần lượt theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ tùy phẫu thuật viên.
- Cắt thể thủy tinh bằng cách hút thể thủy tinh sa lệch vào đầu cắt dịch kính nâng thể thủy tinh xa võng mạc vừa hút và cắt phối hợp với áp lực hút 400mmHg, tốc độ cắt thấp 800 - 1000/ phút.
- Ấn ngoài củng mạc để cắt sạch thêm dịch kính chu biên do người phụ dùng dụng cụ ấn củng mạc từ phía ngoài nhãn cầu.
- Lấy những mảnh thể thủy tinh rơi trên võng mạc bằng cách dùng đầu cắt hút nhẹ.
- Khâu các vết mở củng mạc ở Pars plana, khâu kết mạc chỉ vicryl 7-0.
...
Như vậy, các bước tiến hành phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa vào dịch kính bằng kỹ thuật cắt dịch kính và thể thủy tinh trong buồng dịch kính như sau:
Bước 1. Kiểm tra hồ sơ
Bước 2. Kiểm tra người bệnh
Bước 3. Thực hiện kỹ thuật
- Gây tê với người lớn, gây mê với trẻ em.
- Kỹ thuật cắt dịch kính và thể thủy tinh trong buồng dịch kính thực hiện theo quy định cụ thể trên.
Xuất huyết dịch kính trong phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa vào dịch kính nguyên nhân do đâu và được xử lý như thế nào?
Căn cứ theo tiết 1.3 tiểu mục 1 Mục VII Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật lấy thể thủy tinh sa vào dịch kính Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT LẤY THỂ THỦY TINH SA VÀO DỊCH KÍNH
...
VII. XỬ LÝ BIẾN CHỨNG
1. Biến chứng trong phẫu thuật
...
1.3. Xuất huyết dịch kính
- Nguyên nhân chính gây xuất huyết dịch kính trong phẫu thuật là do cắt hoặc chạm phải các mạch máu võng mạc, do cắt hoặc chạm vào võng mạc, vào các mạch máu của mống mắt, thể mi.
- Xử trí: trước hết cần nâng cao áp lực nội nhãn bằng cách nâng cao chai dịch truyền, bơm adrenalin hoặc trao đổi khí dịch. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy dù áp lực đường truyền nước đã được nâng cao, có thể sử dụng điện đông nội nhãn, áp trực tiếp lên mạch máu đang chảy để cầm máu. Trong một số trường hợp xuất huyết dịch kính không thể kiểm soát, có thể bơm perfluorocarbon lỏng vào buồng dịch kính để khống chế chảy máu.
...
Theo đó, nguyên nhân chính gây xuất huyết dịch kính trong phẫu thuật là do cắt hoặc chạm phải các mạch máu võng mạc, do cắt hoặc chạm vào võng mạc, vào các mạch máu của mống mắt, thể mi.
- Xử trí: trước hết cần nâng cao áp lực nội nhãn bằng cách nâng cao chai dịch truyền, bơm adrenalin hoặc trao đổi khí dịch. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy dù áp lực đường truyền nước đã được nâng cao, có thể sử dụng điện đông nội nhãn, áp trực tiếp lên mạch máu đang chảy để cầm máu. Trong một số trường hợp xuất huyết dịch kính không thể kiểm soát, có thể bơm perfluorocarbon lỏng vào buồng dịch kính để khống chế chảy máu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?