Xuất trả hàng nhập khẩu tại chỗ để sửa chữa tái chế thực hiện thủ tục hải quan thế nào để đảm bảo đúng quy định pháp luật?

Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan được pháp luật quy định như thế nào? Doanh nghiệp chúng tôi là doanh nghiệp chế xuất chuyên gia công giày thể thao các loại. Công ty chúng tôi (A) có ký hợp đồng mua bán 4 bên mua “keo dán giày” của doanh nghiệp nội địa (công ty B), và chúng tôi đã mở tờ khai xuất khẩu tại chỗ để nhập lô hàng này. Do lô hàng này có một số không đạt chất lượng (dán không dính) hiện nay công ty chúng tôi muốn xuất trả lô hàng “keo dán giày” cho công ty B để tái chế, sau khi công ty B tái chế công ty chúng tôi sẽ làm thủ tục nhập lại lô hàng này. Nhờ Ban tư vấn hướng dẫn chúng tôi thực hiện thủ tục hải quan cho lô hàng nêu trên?

Xuất trả hàng nhập khẩu tại chỗ để sửa chữa tái chế thực hiện thủ tục hải quan thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 47. Thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu
1. Các hình thức tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại (sau đây gọi tắt là tái nhập hàng trả lại) bao gồm:
a) Tái nhập hàng trả lại để sửa chữa, tái chế (gọi chung là tái chế) sau đó tái xuất;
b) Tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa;
c) Tái nhập hàng trả lại để tiêu hủy tại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài);
d) Tái nhập hàng trả lại để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác.
2. Hồ sơ hải quan:
a) Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu;
b) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: nộp 01 bản chụp;
c) Văn bản của bên nước ngoài thông báo hàng bị trả lại hoặc văn bản của hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo không có người nhận hàng: nộp 01 bản chụp.
3. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này (trừ giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành).
4. Cơ quan hải quan không thu thuế đối với hàng hóa tái nhập quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu tại thời điểm làm thủ tục tái nhập người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo quy định.
5. Đối với hàng hóa tái nhập để tái chế thì thời hạn tái chế do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan hải quan nhưng không quá 275 ngày kể từ ngày tái nhập; Người khai hải quan chưa phải nộp thuế trong thời hạn tái chế, nếu quá thời hạn tái chế đã đăng ký mà chưa tái xuất thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
6. Thủ tục tái xuất hàng đã tái chế thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này.
7. Xử lý hàng tái chế không tái xuất được:
a) Đối với sản phẩm tái chế là hàng gia công: Làm thủ tục hải quan để tiêu thụ nội địa hoặc tiêu hủy;
b) Đối với sản phẩm tái chế không phải là hàng gia công thì chuyển tiêu thụ nội địa như hàng hóa tái nhập để tiêu thụ nội địa.
8. Trường hợp hàng hóa tái nhập là sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; hàng hóa kinh doanh thuộc đối tượng được hoàn thuế nhập khẩu thì cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tái nhập phải thông báo cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hoàn thuế nhập khẩu biết (nếu là hai cơ quan hải quan khác nhau) về các trường hợp nêu tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 và trường hợp không tái xuất được quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này hoặc trường hợp nêu tại Khoản 7 Điều này hoặc trường hợp quá thời hạn nêu tại Khoản 5 Điều này để xử lý thuế theo quy định.

Như vậy công ty A sẽ trả lại số hàng cho công ty B và thực hiện theo hồ sơ, thủ tục các hình thức tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại để tái chế; thủ tục tái xuất hàng hóa đã tái chế; hình thức xử lý hàng tái nhập để tái chế thực hiện theo quy định pháp luật nêu trên.

Thủ tục hải quan

Thủ tục hải quan

Thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất

Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP) quy định như sau:

Điều 48. Thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất
1. Các hình thức tái xuất hàng hóa nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan bao gồm:
a) Tái xuất để trả cho khách hàng;
b) Tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan.
4. Trường hợp hàng hóa (trừ ma túy, vũ khí, tài liệu phản động, hóa chất độc bảng I theo công ước cấm vũ khí hóa học) chưa làm thủ tục nhập khẩu hoặc đã đăng ký tờ khai hải quan nhưng chưa hoàn thành thủ tục hải quan, đang nằm trong khu vực giám sát hải quan nhưng do gửi nhầm lẫn, thất lạc, không có người nhận hoặc bị từ chối nhận, nếu người vận tải hoặc chủ hàng có văn bản đề nghị được tái xuất (trong đó nêu rõ lý do nhầm lẫn, thất lạc hoặc từ chối nhận) hoặc hàng hóa buộc tái xuất theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi hàng hóa đang được lưu giữ tổ chức giám sát hàng hóa cho đến khi thực xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam ngay tại cửa khẩu nhập.

Trên đây là phần Thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất nếu bạn cần thì thực hiện theo thủ tục trên.

Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan được pháp luật quy định như thế nào?

Tại Điều 16 Luật Hải quan 2014 quy định cụ thể:

- Hàng hóa, phương tiện vận tải phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan; vận chuyển đúng tuyến đường, đúng thời gian qua cửa khẩu hoặc các địa điểm khác theo quy định của pháp luật.

- Kiểm tra, giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

- Hàng hóa được thông quan, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan.

- Thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và theo đúng quy định của pháp luật.

- Việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

Thủ tục hải quan
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chuyển tải là gì? Chỉ được chuyển tải trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan khi nào?
Pháp luật
Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
Pháp luật
Trình tự thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhóm 2 khi gặp sự số theo Quyết định 2538 áp dụng từ 01 11 như thế nào?
Pháp luật
Hải quan là gì? Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan như thế nào?
Pháp luật
Tải danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập mới nhất? Hướng dẫn sử dụng?
Pháp luật
Mẫu PO là gì? Những lưu ý khi lập mẫu PO? Đơn đặt hàng có thay thế được Hợp đồng mua bán không?
Pháp luật
Mã hàng làm thủ tục hải quan đối với rượu vang làm từ nho tươi là mã nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Phương tiện vận tải nhập cảnh phải làm thủ tục hải quan ở đâu? Thời hạn khai và nộp tờ khai hải quan phương tiện vận tải nhập cảnh?
Pháp luật
Thế nào là chuyển cửa khẩu? Hàng hóa chuyển cửa khẩu có phải chịu sự giám sát của hải quan hay không?
Pháp luật
Danh sách 14 doanh nghiệp bị cưỡng chế dừng thủ tục hải quan tại TPHCM do nợ thuế quá hạn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thủ tục hải quan
6,810 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thủ tục hải quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thủ tục hải quan

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào