Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?

Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải là gì? Nội dung quản lý nhà nước về hàng hải bao gồm những nội dung nào theo quy định pháp luật?

Xung đột pháp luật là gì?

Hiện nay, pháp luật không quy định khái niệm "Xung đột pháp luật" là gì.

Trên thực tế, xung đột pháp luật có thể hiểu là hiện tượng xảy ra khi có sự không thống nhất hoặc mâu thuẫn giữa các hệ thống pháp luật của các quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc giữa các quy phạm pháp luật trong một quốc gia trong việc điều chỉnh một quan hệ pháp luật cụ thể.

Hiện tượng này thường gặp trong lĩnh vực tư pháp quốc tế, nơi mà các quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài như hôn nhân, thương mại quốc tế, sở hữu trí tuệ hoặc thừa kế được điều chỉnh bởi nhiều hệ thống pháp luật khác nhau.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?

Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải là gì?

Căn cứ Điều 3 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải được quy định cụ thể như sau:

(1) Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến quyền sở hữu tài sản trên tàu biển, hợp đồng thuê tàu biển, hợp đồng thuê thuyền viên, hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý, phân chia tiền công cứu hộ giữa chủ tàu cứu hộ và thuyền bộ của tàu cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm ở vùng biển quốc tế, các vụ việc xảy ra trên tàu biển khi tàu đang ở vùng biển quốc tế thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch.

(2) Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tổn thất chung thì áp dụng pháp luật nơi tàu biển kết thúc hành trình ngay sau khi xảy ra tổn thất chung đó.

(3) Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va, tiền công cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm xảy ra tại nội thủy hoặc lãnh hải của quốc gia nào thì áp dụng pháp luật của quốc gia đó.

+ Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va hoặc cứu hộ xảy ra ở vùng biển quốc tế thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà Trọng tài hoặc Tòa án của quốc gia đầu tiên đã thụ lý giải quyết tranh chấp.

+ Trường hợp tai nạn đâm va xảy ra ở vùng biển quốc tế giữa các tàu biển có cùng quốc tịch thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch.

(4) Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa thì áp dụng pháp luật của quốc gia nơi hàng hóa được trả theo hợp đồng.

Nội dung quản lý nhà nước về hàng hải bao gồm những nội dung nào?

Căn cứ quy định tại Điều 9 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, nội dung quản lý nhà nước về hàng hải bao gồm:

- Xây dựng, phê duyệt, ban hành và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chiến lược, chính sách phát triển ngành hàng hải theo quy định của pháp luật.

- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành hàng hải.

- Quản lý việc đầu tư xây dựng, tổ chức khai thác cảng biển và luồng, tuyến hàng hải theo quy định của pháp luật. Công bố mở, đóng cảng biển, vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải; công bố đưa bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước và các công trình hàng hải khác vào sử dụng.

- Quản lý hoạt động vận tải biển; kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp vận tải biển, cảng biển và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng hải.

- Tổ chức đăng ký, đăng kiểm tàu biển và đăng ký các quyền đối với tàu biển. Quản lý việc thiết kế, đóng mới, sửa chữa, phá dỡ, khai thác, xuất khẩu, nhập khẩu tàu biển và các trang thiết bị, vật tư phục vụ hoạt động hàng hải.

- Cấp, công nhận, thu hồi chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu biển, cảng biển và các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến hoạt động hàng hải.

- Quản lý công tác đào tạo, huấn luyện phát triển nguồn nhân lực hàng hải.

- Quản lý hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực hàng hải; bảo vệ môi trường, phòng, tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu trong hoạt động hàng hải.

- Quản lý giá, phí và lệ phí trong lĩnh vực hàng hải.

- Tổ chức cứu hộ hàng hải, cứu nạn trên biển; trục vớt tài sản chìm đắm; điều tra, xử lý tai nạn, sự cố hàng hải, công tác bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển.

- Hợp tác quốc tế về hàng hải.

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động hàng hải theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Theo quy định tại Điều 10 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, trách nhiệm quản lý nhà nước về hàng hải như sau:

(1) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hàng hải.

(2) Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hàng hải.

(3) Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải trực thuộc Bộ Giao thông vận tải giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về hàng hải theo quy định của pháp luật.

(4) Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về hàng hải.

(5) Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về hàng hải tại địa phương.

Hoạt động hàng hải Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Hoạt động hàng hải
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
Pháp luật
Cơ quan nào làm thủ tục đối với tàu thuyền nước ngoài từ Campuchia quá cảnh Việt Nam qua sông Tiền, sông Hậu?
Pháp luật
Tàu thuyền có thời gian neo chờ không đón trả khách hoặc không hoạt động dịch vụ trong bao lâu thì phải lập phương án cho tàu thuyền neo chờ?
Pháp luật
Trong hoạt động hàng hải hành vi cố ý tạo chướng ngại vật gây nguy hiểm hoặc làm cản trở giao thông hàng hải là hành vi gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động hàng hải
393 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động hàng hải

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hoạt động hàng hải

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào