Y sỹ là gì và chức danh nghề nghiệp y sỹ làm việc trong các cơ sở y tế công lập thực hiện những nhiệm vụ nào?
Y sỹ là gì và chức danh nghề nghiệp y sỹ làm việc trong các cơ sở y tế công lập thực hiện những nhiệm vụ nào?
Theo Điều 17 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về người xin cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh như sau:
Người xin cấp chứng chỉ hành nghề
1. Bác sỹ, y sỹ
2. Điều dưỡng viên
3. Hộ sinh viên.
4. Kỹ thuật viên
5. Lương y
6. Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Theo đó có thể hiểu ngành Y sĩ là một ngành thuộc lĩnh vực Y khoa. Đây là ngành quan trọng, bất kỳ phòng khám hay cơ sở y tế nào cũng cần có y sĩ.
Như vậy, y sỹ là một người hành nghề khám chữa bệnh, là người hỗ trợ trực tiếp các bác sĩ trong quá trình thăm khám, chữa bệnh cũng như đảm bảo quy định, nề nếp của phòng khám, cơ sở y tế nói chung.
Nhiệm vụ của y sỹ được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV như sau:
Y sĩ (hạng IV) - Mã số: V.08.03.07
1. Nhiệm vụ:
a) Tuyên truyền vận động, triển khai thực hiện các biện pháp chuyên môn về bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình;
b) Tham gia sơ cứu ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh thông thường cho nhân dân tại trạm y tế và quản lý sức khỏe cộng đồng khu vực phụ trách;
c) Xây dựng kế hoạch hoạt động và lựa chọn chương trình ưu tiên về chuyên môn y tế trong phạm vi phụ trách;
d) Xây dựng tủ thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hợp lý, có kế hoạch quản lý các nguồn thuốc; xây dựng phát triển thuốc nam, kết hợp ứng dụng y học dân tộc trong phòng và chữa bệnh;
đ) Phát hiện và báo cáo kịp thời bệnh dịch, ổ dịch, tác nhân gây bệnh, yếu tố nguy cơ gây dịch, bệnh đối với sức khỏe cộng đồng;
e) Tham gia tổ chức phòng chống dịch, bệnh, biện pháp ngăn ngừa nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng;
g) Quản lý các chỉ số sức khỏe, quản lý thai, quản lý bệnh nhân mãn tính theo chỉ định của bác sĩ tại cộng đồng và tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác theo quy định của pháp luật;
h) Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn kỹ thuật cho nhân viên y tế thôn, bản, cộng tác viên y tế/dân số tại cộng đồng;
i) Tham mưu cho chính quyền xã, phường, thị trấn và cấp có thẩm quyền trong việc quản lý, thực hiện các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu và tổ chức thực hiện những nội dung chuyên môn thuộc chương trình trọng điểm về y tế tại địa phương.
...
Theo đó, y sĩ làm việc trong các cơ sở y tế công lập thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Tuyên truyền vận động, triển khai thực hiện các biện pháp chuyên môn về bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình;
- Tham gia sơ cứu ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh thông thường cho nhân dân tại trạm y tế và quản lý sức khỏe cộng đồng khu vực phụ trách;
- Xây dựng kế hoạch hoạt động và lựa chọn chương trình ưu tiên về chuyên môn y tế trong phạm vi phụ trách;
- Xây dựng tủ thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hợp lý, có kế hoạch quản lý các nguồn thuốc; xây dựng phát triển thuốc nam, kết hợp ứng dụng y học dân tộc trong phòng và chữa bệnh;
- Phát hiện và báo cáo kịp thời bệnh dịch, ổ dịch, tác nhân gây bệnh, yếu tố nguy cơ gây dịch, bệnh đối với sức khỏe cộng đồng;
- Tham gia tổ chức phòng chống dịch, bệnh, biện pháp ngăn ngừa nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng;
- Quản lý các chỉ số sức khỏe, quản lý thai, quản lý bệnh nhân mãn tính theo chỉ định của bác sĩ tại cộng đồng và tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác theo quy định của pháp luật;
- Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn kỹ thuật cho nhân viên y tế thôn, bản, cộng tác viên y tế/dân số tại cộng đồng;
- Tham mưu cho chính quyền xã, phường, thị trấn và cấp có thẩm quyền trong việc quản lý, thực hiện các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu và tổ chức thực hiện những nội dung chuyên môn thuộc chương trình trọng điểm về y tế tại địa phương.
Y sỹ là gì và chức danh nghề nghiệp y sỹ làm việc trong các cơ sở y tế công lập thực hiện những nhiệm vụ nào? (Hình từ Internet)
Yêu cầu về trình độ đào, bồi dưỡng đối với chức danh nghề nghiệp y sỹ như thế nào?
Yêu cầu về trình độ đào, bồi dưỡng đối với chức danh nghề nghiệp y sỹ được quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV sửa đổi bởi khoản 2 Điều 9 Thông tư 03/2022/TT-BYT như sau:
Y sĩ (hạng IV) - Mã số: V.08.03.07
...
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Tốt nghiệp y sĩ trình độ trung cấp;
b) (Hết hiệu lực bởi Khoản 2 Điều 9 Thông tư 03/2022/TT-BYT);
c) (Hết hiệu lực bởi Khoản 2 Điều 9 Thông tư 03/2022/TT-BYT);
...
Để làm việc trong các cơ sở y tế công lập, y sỹ phải có trình độ trung cấp trở lên.
Để được cấp chứng chỉ hành nghề, y sỹ phải có thời gian thực hành bao lâu?
Quá trình thực hành đối với chức danh nghề nghiệp y sỹ được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 24 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 như sau:
Xác nhận quá trình thực hành
1. Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
...
b) 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ;
...
Theo đó, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, y sỹ phải qua thời gian thực hành 12 tháng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?