Yêu cầu của công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong trường học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân là gì?
- Yêu cầu của công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong trường học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân là gì?
- Những hành vi nào không được làm trong trường học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân?
- Kinh phí chi cho việc bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được trích từ đâu?
Yêu cầu của công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong trường học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân là gì?
Căn cứ Điều 2 Quy định về công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Quyết định 46/2007/QĐ-BGDĐT quy định về yêu cầu của công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong trường học như sau:
Yêu cầu của công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong trường học
1. Là nhiệm vụ thường xuyên của các trường học.
2. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa chính quyền với các tổ chức đoàn thể trong trường học; giữa nhà trường với địa phương và gia đình người học.
3. Chú trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, chủ động phòng ngừa kết hợp với đấu tranh, xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, cán bộ, nhân viên (sau đây gọi chung là cán bộ, nhà giáo) và người học vi phạm pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì yêu cầu của công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong trường học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
(1) Là nhiệm vụ thường xuyên của các trường học.
(2) Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa chính quyền với các tổ chức đoàn thể trong trường học; giữa nhà trường với địa phương và gia đình người học.
(3) Chú trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, chủ động phòng ngừa kết hợp với đấu tranh, xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, cán bộ, nhân viên và người học vi phạm pháp luật.
Yêu cầu của công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong trường học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân là gì? (Hình từ Internet)
Những hành vi nào không được làm trong trường học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân?
Căn cứ Điều 3 Quy định về công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Quyết định 46/2007/QĐ-BGDĐT quy định các hành vi không được làm trong trường học như sau:
Các hành vi không được làm trong trường học
1. Truyền bá tôn giáo, tiến hành các nghi thức tôn giáo.
2. Tuyên truyền chống phá Nhà nước; in, sao, phát tán, sử dụng các tài liệu có nội dung phản động, bạo lực, đồi truỵ; tham gia biểu tình, lập hội, câu lạc bộ và các hình thức hoạt động khác trái với quy định của pháp luật.
3. Giảng dạy, phát ngôn hoặc có các hình thức, hành vi xuyên tạc nội dung giáo dục, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
4. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của người học, cán bộ, nhà giáo và người khác.
5. Sử dụng các loại văn bằng, chứng chỉ trái pháp luật; gian lận trong học tập, thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện.
6. Đánh nhau, gây rối trật tự xã hội.
7. Mang vũ khí, hung khí, chất cháy, nổ, các loại hoá chất độc hại trái phép vào trường học.
8. Tham gia tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, đánh bạc, mê tín dị đoan và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Như vậy, theo quy định, trong công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội thì những hành vi không được làm trong trường học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
(1) Truyền bá tôn giáo, tiến hành các nghi thức tôn giáo.
(2) Tuyên truyền chống phá Nhà nước;
In, sao, phát tán, sử dụng các tài liệu có nội dung phản động, bạo lực, đồi truỵ;
Tham gia biểu tình, lập hội, câu lạc bộ và các hình thức hoạt động khác trái với quy định của pháp luật.
(3) Giảng dạy, phát ngôn hoặc có các hình thức, hành vi xuyên tạc nội dung giáo dục, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
(4) Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của người học, cán bộ, nhà giáo và người khác.
(5) Sử dụng các loại văn bằng, chứng chỉ trái pháp luật;
Gian lận trong học tập, thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện.
(6) Đánh nhau, gây rối trật tự xã hội.
(7) Mang vũ khí, hung khí, chất cháy, nổ, các loại hoá chất độc hại trái phép vào trường học.
(8) Tham gia tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, đánh bạc, mê tín dị đoan và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Kinh phí chi cho việc bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được trích từ đâu?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Quy định về công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Quyết định 46/2007/QĐ-BGDĐT quy định như sau:
Kinh phí
1. Hằng năm, các trường học dành khoản kinh phí thích hợp để chi cho việc thực hiện các nhiệm vụ của công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
2. Kinh phí chi cho việc thực hiện các nhiệm vụ của công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được trích từ:
a) Nguồn Ngân sách nhà nước theo quy định;
b) Các khoản tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
c) Các nguồn thu hợp pháp khác của trường học (nếu có).
Như vậy, kinh phí chi cho việc thực hiện các nhiệm vụ của công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được trích từ:
(1) Nguồn Ngân sách nhà nước theo quy định;
(2) Các khoản tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
(3) Các nguồn thu hợp pháp khác của trường học (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?