Yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến người phạm tội được thực hiện theo thủ tục như thế nào?
- Yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến người phạm tội được thực hiện theo thủ tục như thế nào?
- Thời hạn cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến người phạm tội được quy định như thế nào?
- Bảo đảm tính pháp lý của thông tin, tài liệu được cung cấp được quy định như thế nào?
- Các loại thông tin, tài liệu liên quan đến người phạm tội được cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền liên quan gồm những gì?
Yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến người phạm tội được thực hiện theo thủ tục như thế nào?
Yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến người phạm tội được thực hiện theo thủ tục được quy định tại Điều 12 Thông tư liên tịch 03/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2023) như sau:
Thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu
Cơ quan tiến hành tố tụng; Trại giam, Trại tạm giam thuộc Bộ Công an; Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh gửi yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu về Cơ quan Hồ sơ nghiệp vụ của Công an nhân dân theo biểu mẫu số 206 (ban hành kèm theo Thông tư số 119/2021/TT-BCA ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự) phải ghi rõ số, ngày, tháng, năm ban hành văn bản, tên thông tin, tài liệu đề nghị cung cấp, hình thức (bản chính hoặc bản sao), mục đích sử dụng, họ tên, chức vụ, chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu của cơ quan yêu cầu.
Như vậy, yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến người phạm tội được thực hiện theo thủ tục như trên.
Trước đây, căn cứ theo Điều 11 Thông tư liên tịch 05/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC (Hết hiệu lực từ ngày 01/07/2023) quy định như sau:
Thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu
1. Yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu có thể được thực hiện bằng hình thức trực tiếp hoặc bằng văn bản.
2. Khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu bằng hình thức trực tiếp thì người được giao tiếp nhận thông tin, tài liệu phải có giấy giới thiệu của cơ quan chủ quản, trong đó ghi rõ tên thông tin, tài liệu đề nghị cung cấp, hình thức (bản chính hoặc bản sao), mục đích sử dụng. Nếu Cơ quan hồ sơ nghiệp vụ của ngành Công an yêu cầu thì phải xuất trình giấy tờ tùy thân của mình.
3. Khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu bằng văn bản (công văn), thì trong văn bản yêu cầu phải ghi rõ tên thông tin, tài liệu đề nghị cung cấp, hình thức (bản chính hoặc bản sao), mục đích sử dụng. Văn bản yêu cầu phải đánh số; ngày tháng năm ban hành; họ tên, chức vụ, chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu của cơ quan yêu cầu. Văn bản yêu cầu được gửi đến Cơ quan hồ sơ nghiệp vụ của ngành Công an nơi trực tiếp quản lý, lưu trữ thông tin, tài liệu đó.
Như vậy yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến người phạm tội được thực hiện theo thủ tục như quy định trên.
Tài liệu liên quan đến người phạm tội (Hình từ Internet)
Thời hạn cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến người phạm tội được quy định như thế nào?
Thời hạn cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến người phạm tội được quy định tại Điều 13 Thông tư liên tịch 03/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2023) như sau:
(1) Đối với yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, Cơ quan Hồ sơ nghiệp vụ của Công an nhân dân trả lời trong thời hạn, như sau:
- Cấp trung ương, không quá 07 ngày làm việc đối với yêu cầu không phải xác minh; không quá 15 ngày đối với yêu cầu cần phải xác minh;
- Cấp tỉnh, không quá 07 ngày làm việc đối với yêu cầu không phải xác minh; không quá 15 ngày đối với yêu cầu cần phải xác minh;
- Cấp huyện, không quá 05 ngày làm việc đối với yêu cầu không phải xác minh; không quá 10 ngày đối với yêu cầu cần phải xác minh.
(2) Đối với yêu cầu đọc, nghiên cứu thông tin, tài liệu tại chỗ, Cơ quan Hồ sơ nghiệp của Công an nhân dân làm thủ tục cung cấp ngay.
(3) Trường hợp không đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, Cơ quan Hồ sơ nghiệp vụ của Công an nhân dân phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trước đây, căn cứ theo Điều 12 Thông tư liên tịch 05/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC (Hết hiệu lực từ ngày 01/07/2023) quy định như sau:
Thời hạn cung cấp thông tin, tài liệu
1. Đối với trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu bằng hình thức trực tiếp thì Cơ quan hồ sơ nghiệp vụ của ngành Công an có trách nhiệm phải cung cấp ngay trong ngày. Trong trường hợp chưa thể cung cấp ngay được, thì cần hẹn ngày cung cấp thông tin, tài liệu nhưng tối đa không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
2. Đối với trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu bằng văn bản thì Cơ quan hồ sơ nghiệp vụ của ngành Công an có trách nhiệm cung cấp phải có văn bản trả lời cho cơ quan, đơn vị yêu cầu trong thời hạn như sau:
a) Đối với cấp huyện: không quá 05 ngày làm việc đối với yêu cầu bình thường; đối với yêu cầu phức tạp được gia hạn tối đa là 10 ngày.
b) Đối với cấp tỉnh: không quá 07 ngày làm việc đối với yêu cầu bình thường; đối với yêu cầu phức tạp được gia hạn tối đa là 15 ngày.
c) Đối với cấp Trung ương: không quá 10 ngày làm việc đối với yêu cầu bình thường; đối với yêu cầu phức tạp được gia hạn tối đa không quá 20 ngày.
3. Đối với trường hợp yêu cầu cần đọc, nghiên cứu thông tin, tài liệu tại chỗ, thì Cơ quan hồ sơ nghiệp vụ của ngành Công an có trách nhiệm cung cấp phải cung cấp ngay sau khi có sự phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan. Nếu không cung cấp được ngay thì cần nêu rõ lý do.
4. Trường hợp không thể đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu thì Cơ quan hồ sơ nghiệp vụ của ngành Công an được yêu cầu phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Như vậy việc cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến người phạm tội được thực hiện theo các mốc thời gian quy định trên.
Bảo đảm tính pháp lý của thông tin, tài liệu được cung cấp được quy định như thế nào?
Bảo đảm tính pháp lý của thông tin, tài liệu được cung cấp được quy định tại Điều 14 Thông tư liên tịch 03/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2023) như sau:
- Thông tin, tài liệu được thông báo hoặc gửi, cung cấp phải bảo đảm tính pháp lý, đúng quy định của pháp luật về hình thức văn bản (bản chính, bản sao, bản điện tử).
- Thủ trưởng Cơ quan Hồ sơ nghiệp vụ của Công an nhân dân duyệt, ký, đóng dấu cơ quan; duyệt, ký số của người có thẩm quyền và ký số của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật vào văn bản trả lời và bản sao tài liệu (nếu có), cung cấp cho cơ quan, đơn vị gửi yêu cầu để bảo đảm giá trị pháp lý.
Trước đây, căn cứ theo Điều 13 Thông tư liên tịch 05/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC (Hết hiệu lực từ ngày 01/07/2023) quy định như sau:
Bảo đảm tính pháp lý của thông tin, tài liệu được cung cấp
Văn bản trả lời, nội dung thông tin, tài liệu cung cấp phải bảo đảm chính xác, đầy đủ, kịp thời. Thủ trưởng Cơ quan hồ sơ nghiệp vụ của ngành Công an trực tiếp quản lý thông tin, tài liệu duyệt, ký và đóng dấu văn bản trả lời. Nếu kèm theo văn bản trả lời có bản sao thông tin, tài liệu thì các bản sao này phải được xác nhận và đóng dấu theo quy định.
Các loại thông tin, tài liệu liên quan đến người phạm tội được cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền liên quan gồm những gì?
Các loại thông tin, tài liệu liên quan đến người phạm tội được cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền liên quan được quy định tại Điều 8 Thông tư liên tịch 03/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2023) như sau:
- Danh bản, chỉ bản, ảnh người phạm tội.
- Trích lục tiền án, tiền sự.
- Thông báo kết quả xác minh nhân thân, lý lịch đối tượng.
- Những thông tin, tài liệu đã được cơ quan tiến hành tố tụng; Trại giam, Trại tạm giam thuộc Bộ Công an; Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh cung cấp cho Cơ quan Hồ sơ nghiệp vụ của Công an nhân dân nêu tại các điều 4, 5, 6 và 7 của Thông tư liên tịch này.
Trước đây, căn cứ theo Điều 7 Thông tư liên tịch 05/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC (Hết hiệu lực từ ngày 01/07/2023) như sau:
Các loại thông tin, tài liệu mà Cơ quan hồ sơ nghiệp vụ của ngành Công an có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
1. Danh bản, chỉ bản căn cước người phạm tội;
2. Trích lục tiền án, tiền sự;
3. Thông báo kết quả xác minh đối tượng, nhân thân;
4. Những thông tin, tài liệu đã được cơ quan tiến hành tố tụng cung cấp cho Cơ quan hồ sơ nghiệp vụ của ngành Công an nêu tại Điều 4, Điều 5 và Điều 6 của Thông tư liên tịch này.
Như vậy các loại thông tin, tài liệu liên quan đến người phạm tội được cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền liên quan gồm:
- Danh bản, chỉ bản căn cước người phạm tội;
- Trích lục tiền án, tiền sự;
- Thông báo kết quả xác minh đối tượng, nhân thân;
- Những thông tin, tài liệu đã được cơ quan tiến hành tố tụng cung cấp cho Cơ quan hồ sơ nghiệp vụ của ngành Công an nêu tại Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Thông tư liên tịch 05/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?