Yêu cầu địa hình đối với rừng phòng hộ đầu nguồn có độ dốc bao nhiêu độ? Có được phép sản xuất nông lâm ngư nghiệp kết hợp ở rừng phòng hộ đầu nguồn?
Yêu cầu địa hình đối với rừng phòng hộ đầu nguồn có độ dốc bao nhiêu độ?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:
Tiêu chí rừng phòng hộ
1. Rừng phòng hộ đầu nguồn là rừng thuộc lưu vực của sông, hồ, đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Về địa hình: có địa hình đồi, núi và độ dốc từ 15 độ trở lên;
b) Về lượng mưa: có lượng mưa bình quân hằng năm từ 2.000 mm trở lên hoặc từ 1.000 mm trở lên nhưng tập trung trong 2 - 3 tháng;
c) Về thành phần cơ giới và độ dày tầng đất: loại đất cát hoặc cát pha trung bình hay mỏng, có độ dày tầng đất dưới 70 cm; nếu là đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày tầng đất dưới 30 cm.
...
Theo đó, rừng phòng hộ đầu nguồn là rừng thuộc lưu vực của sông hồ và có địa hình đồi núi với độ dốc từ 15 độ trở trở lên.
Yêu cầu địa hình đối với rừng phòng hộ đầu nguồn có độ dốc bao nhiêu độ? Có được phép sản xuất nông lâm ngư nghiệp kết hợp ở rừng phòng hộ đầu nguồn? (Hình từ Internet)
Có được phép sản xuất nông lâm ngư nghiệp kết hợp ở rừng phòng hộ đầu nguồn hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:
Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ
1. Nguyên tắc
a) Không thực hiện sản xuất lâm, nông ngư nghiệp kết hợp ở rừng phòng hộ đầu nguồn có độ dốc trên 30 độ; vùng bờ biển bị xói lở thuộc rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;
b) Sử dụng hiệu quả không gian, môi trường rừng để thực hiện sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp;
c) Hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng tham gia hoạt động lâm nghiệp.
2. Đối với khu rừng phòng hộ đã có rừng
Chủ rừng, bên nhận khoán ổn định là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được trồng xen cây nông nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng phòng hộ, nhưng không được làm suy giảm diện tích rừng, chất lượng, ảnh hưởng đến tái sinh rừng và khả năng phòng hộ của rừng.
...
Như vậy, theo quy định trên thì đối với rừng phòng hộ đầu nguồn có độ dốc trên 30 độ thì không được phép thực hiện sản xuất nông lâm ngư nghiệp kết hợp ở rừng đó.
Được phép khai thác gỗ rừng tự nhiên trong rừng phòng hộ đầu nguồn đối với những loại gỗ nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:
Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ
1. Khai thác gỗ rừng tự nhiên
a) Đối tượng: theo quy định tại khoản 1 Điều 55 của Luật Lâm nghiệp;
b) Điều kiện: có phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đối với khai thác cây đứng ở nơi có mật độ lớn hơn mật độ quy định chỉ thực hiện trong thời gian mở cửa rừng;
c) Phương thức khai thác: đối với khai thác cây đứng thực hiện theo phương thức khai thác chọn với cường độ không quá 20% trữ lượng; rừng sau khi khai thác độ tàn che phải lớn hơn 0,6.
...
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:
Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ
1. Đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, được khai thác cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, cây bị sâu bệnh, cây đứng ở nơi mật độ lớn hơn mật độ quy định.
2. Đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, việc khai thác lâm sản ngoài gỗ được quy định như sau:
a) Được khai thác măng, tre, nứa, nấm trong rừng phòng hộ khi đã đạt yêu cầu phòng hộ;
b) Được khai thác lâm sản ngoài gỗ khác mà không làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng.
3. Đối với rừng phòng hộ là rừng trồng, được quy định như sau:
a) Được khai thác cây phụ trợ, chặt tỉa thưa khi rừng trồng có mật độ lớn hơn mật độ quy định;
b) Được khai thác cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác theo phương thức khai thác chọn hoặc chặt trắng theo băng, đám rừng;
c) Sau khi khai thác, chủ rừng phải thực hiện việc tái sinh hoặc trồng lại rừng trong vụ trồng rừng kế tiếp và tiếp tục quản lý, bảo vệ.
...
Như vậy, những loại gỗ rừng tự nhiên trong rừng phòng hộ đầu nguồn được phép khai thác gồm cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, cây bị sâu bệnh, cây đứng ở nơi mật độ lớn hơn mật độ quy định.
Ngoài ra, khi thực hiện khai thác gỗ rừng tự nhiên trong rừng phòng hộ đầu nguồn cần phải tuân thủ về điều kiện và phương thức khai thác như sau:
- Có phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đối với khai thác cây đứng ở nơi có mật độ lớn hơn mật độ quy định chỉ thực hiện trong thời gian mở cửa rừng.
- Đối với khai thác cây đứng thực hiện theo phương thức khai thác chọn với cường độ không quá 20% trữ lượng; rừng sau khi khai thác độ tàn che phải lớn hơn 0,6.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?