Yêu cầu đối với kênh cung cấp dịch vụ công cấp bộ của cơ quan nhà nước? Hoạt động cung cấp cổng dịch vụ công cấp bộ được lấy từ những nguồn kinh phí nào?
Yêu cầu đối với kênh cung cấp dịch vụ công cấp bộ của cơ quan nhà nước là gì?
Yêu cầu đối với kênh cung cấp dịch vụ công cấp bộ của cơ quan nhà nước? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 13 Nghị định 42/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Kênh cung cấp dịch vụ công trực tuyến
1. Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh là thành phần của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh, cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp cho tổ chức, cá nhân.
2. Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phải bảo đảm các yêu cầu:
a) Có tên miền thống nhất theo dạng: dichvucong.(tên bộ, địa phương).gov.vn với giao diện ngôn ngữ tiếng Việt, e-services.(tên bộ, địa phương tiếng Anh).gov.vn với giao diện ngôn ngữ tiếng Anh; tên bộ, địa phương đặt theo quy định của pháp luật và sử dụng công nghệ địa chỉ Internet IPv6.
b) Kết nối, tích hợp với Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cổng dịch vụ công quốc gia.
c) Kết nối với Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số.
d) Kết nối với Cổng kết nối dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng để giúp cho tổ chức, cá nhân thực hiện ký số thuận tiện, dễ dàng khi sử dụng các dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.
đ) Cấu trúc, bố cục, yêu cầu kỹ thuật đối với Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
e) Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng công cụ dùng chung để các cơ quan nhà nước phát triển Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.
…
Theo đó, Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phải bảo đảm các yêu cầu:
- Có tên miền thống nhất theo dạng: dichvucong.(tên bộ, địa phương).gov.vn với giao diện ngôn ngữ tiếng Việt, e-services.(tên bộ, địa phương tiếng Anh).gov.vn với giao diện ngôn ngữ tiếng Anh; tên bộ, địa phương đặt theo quy định của pháp luật và sử dụng công nghệ địa chỉ Internet IPv6.
- Kết nối, tích hợp với Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cổng dịch vụ công quốc gia.
- Kết nối với Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số.
- Kết nối với Cổng kết nối dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng để giúp cho tổ chức, cá nhân thực hiện ký số thuận tiện, dễ dàng khi sử dụng các dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.
- Cấu trúc, bố cục, yêu cầu kỹ thuật đối với Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng công cụ dùng chung để các cơ quan nhà nước phát triển Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.
Hoạt động cung cấp dịch vụ công cấp bộ được lấy từ những nguồn kinh phí nào?
Theo Điều 20 Nghị định 42/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Kinh phí duy trì và phát triển các hoạt động cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng
1. Kinh phí duy trì và phát triển các hoạt động cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng được bảo đảm từ các nguồn:
a) Ngân sách nhà nước:
- Kinh phí duy trì và phát triển các hoạt động cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng được bố trí trong dự toán chi ngân sách hằng năm theo các lĩnh vực chi của cơ quan. Trong đó, nhiệm vụ chi cho duy trì và phát triển các hoạt động cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan, đơn vị ở trung ương do ngân sách trung ương bảo đảm; nhiệm vụ chi cho duy trì và phát triển các hoạt động cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan, đơn vị ở địa phương do ngân sách địa phương bảo đảm theo quy định của pháp luật về phân cấp ngân sách nhà nước.
- Kinh phí chi cho công tác bồi dưỡng cán bộ thực hiện cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến được bố trí hằng năm trong dự toán ngân sách của cơ quan để bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý.
b) Nguồn thu hợp pháp của các cơ quan, đơn vị được phép để lại sử dụng theo quy định của pháp luật.
c) Nguồn viện trợ, nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của các nhà tài trợ.
d) Các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan nhà nước hằng năm có trách nhiệm xây dựng kế hoạch bảo đảm kinh phí để duy trì và phát triển các hoạt động cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của mình; báo cáo cơ quan có thẩm quyền để phân bổ kinh phí.
Theo đó, hoạt động cung cấp dịch vụ công cấp bộ được lấy từ những nguồn kinh phí sau đây:
(1) Ngân sách nhà nước.
(2) Nguồn thu hợp pháp của các cơ quan, đơn vị được phép để lại sử dụng theo quy định của pháp luật.
(3) Nguồn viện trợ, nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của các nhà tài trợ.
(4) Các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công cấp bộ có trách nhiệm thế nào?
Theo Điều 15 Nghị định 42/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm cung cấp dịch vụ công trực tuyến
1. Cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến có trách nhiệm:
a) Cải cách mô hình tổ chức, quy trình công việc để có thể ứng dụng tối đa công nghệ thông tin, công nghệ số trong hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng.
b) Đối xử công bằng, không phân biệt khi người dùng truy cập dịch vụ công trực tuyến trên các kênh cung cấp khác nhau.
c) Kết nối, liên thông các kênh cung cấp để người dùng có thể truy cập thông tin trên nhiều kênh cung cấp khác nhau trong một lần sử dụng dịch vụ.
d) Sẵn sàng, chủ động, kịp thời cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuận tiện, dễ dàng, nhanh chóng, hướng tới việc cá thể hóa theo nhu cầu của tổ chức, cá nhân.
2. Khuyến khích các cơ quan nhà nước cung cấp các dịch vụ công trực tuyến khác ngoài dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng.
Theo đó, cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công cấp bộ trực tuyến có trách nhiệm:
- Cải cách mô hình tổ chức, quy trình công việc để có thể ứng dụng tối đa công nghệ thông tin, công nghệ số trong hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng.
- Đối xử công bằng, không phân biệt khi người dùng truy cập dịch vụ công trực tuyến trên các kênh cung cấp khác nhau.
- Kết nối, liên thông các kênh cung cấp để người dùng có thể truy cập thông tin trên nhiều kênh cung cấp khác nhau trong một lần sử dụng dịch vụ.
- Sẵn sàng, chủ động, kịp thời cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuận tiện, dễ dàng, nhanh chóng, hướng tới việc cá thể hóa theo nhu cầu của tổ chức, cá nhân.
Lưu ý: Khuyến khích các cơ quan nhà nước cung cấp các dịch vụ công trực tuyến khác ngoài dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?