Yêu cầu đối với khảo nghiệm phân bón cho cây trồng hằng năm như thế nào? Có các công thức khảo nghiệm phân bón nào?
Yêu cầu đối với khảo nghiệm phân bón cho cây trồng hằng năm như thế nào?
Tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12719:2019 về Khảo nghiệm phân bón cho cây trồng hằng năm quy định về yêu cầu chung đối với khảo nghiệm phân bón như sau:
Yêu cầu về khảo nghiệm
4.1 Yêu cầu chung
Phân bón phải được khảo nghiệm cả diện rộng và diện hẹp; khảo nghiệm diện rộng chỉ được tiến hành sau khi kết thúc khảo nghiệm diện hẹp.
Phân bón khuyến cáo sử dụng cho loại cây trồng nào thì thực hiện khảo nghiệm trên loại cây trồng đó.
Phân bón khuyến cáo sử dụng cho nhiều hoặc tất cả các loại cây trồng trong cùng một nhóm (nhóm cây lương thực, nhóm cây rau, nhóm cây công nghiệp ngắn ngày, nhóm cây hoa hằng năm, nhóm cây dược liệu hằng năm và nhóm cây hằng năm khác) thì phải thực hiện khảo nghiệm tối thiểu trên 03 loại cây trồng thuộc nhóm đó.
Diện tích khảo nghiệm thực tế cho 01 phân bón trên một đối tượng cây trồng hằng năm không vượt quá 10 ha, được tính bằng tổng diện tích các ô khảo nghiệm diện hẹp và khảo nghiệm diện rộng.
Theo đó phân bón cho cây trồng hằng năm phải được khảo nghiệm cả diện rộng và diện hẹp cụ thể phải đáp ứng được các yêu cầu nêu trên.
Yêu cầu đối với khảo nghiệm phân bón cho cây trồng hằng năm như thế nào? (Hình từ internet)
Có thể thực hiện khảo nghiệm phân bón cho cây trồng hằng năm ở đâu và thực hiện khi nào?
Tại tiết 4.2.1.1 và tiết 4.2.1.2 tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12719:2019 quy định về khảo nghiệm diện hẹp như sau:
Khảo nghiệm diện hẹp
4.2.1.1 Địa điểm và loại đất khảo nghiệm
Khảo nghiệm diện hẹp phải được tiến hành ít nhất ở 2 địa điểm khác nhau về loại đất. Loại đất khác nhau được xác định theo TCVN 9487:2012 hoặc theo bản đồ đất (còn gọi là bản đồ thổ nhưỡng) cấp tỉnh. Nếu khảo nghiệm phân bón chuyên dùng cho một loại đất thì được tiến hành ở 02 địa điểm thuộc 02 xã/phường khác nhau trên cùng loại đất.
4.2.1.2 Thời gian khảo nghiệm
Tại mỗi địa điểm phải thực hiện ít nhất 02 vụ gieo trồng khác nhau đối với loại cây gieo trồng nhiều vụ trong năm, ít nhất qua 01 vụ thu hoạch đối với cây thu hoạch một vụ trong năm, tất cả các lần thu hoạch đối với cây lưu gốc thu hoạch nhiều lần trong năm. Đối với phân bón cải tạo đất phải thực hiện lặp lại ít nhất 02 năm liên tiếp.
Theo đó đối với khảo nghiệm diện hẹp thì thời gian, địa điểm thực hiện khảo nghiệm thực hiện theo quy định nêu trên.
Còn đối với khảo nghiệm diện rộng thì thực hiện theo quy định tại tiết 4.2.2.1 và tiết 4.2.2.2 tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12719:2019 như sau:
4.2.2 Khảo nghiệm diện rộng
4.2.2.1 Địa điểm và loại đất khảo nghiệm
Khảo nghiệm diện rộng phải được tiến hành ít nhất ở 2 địa điểm khác nhau về loại đất và trên cùng loại đất với khảo nghiệm diện hẹp.
4.2.2.2 Thời gian khảo nghiệm
Khảo nghiệm diện rộng tại mỗi địa điểm phải thực hiện ít nhất 02 vụ gieo trồng tương ứng vụ gieo trồng trong khảo nghiệm diện hẹp đối với cây gieo trồng nhiều vụ trong năm, ít nhất qua 01 vụ thu hoạch đối với cây thu hoạch một vụ trong năm, tất cả các lần thu hoạch đối với cây lưu gốc thu hoạch nhiều lần trong năm.
Có các công thức khảo nghiệm phân bón cho cây trồng hằng năm nào?
Về các công thức khảo nghiệp phân bón được quy định tại tiết 4.2.1.3 và tiết 4.2.2.3 tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12719:2019 như sau:
- Đối với khảo nghiệm diện hẹp có các công thức:
+ Công thức khảo nghiệm là công thức có sử dụng phân bón được khảo nghiệm.
+ Công thức nền
Trường hợp cần đánh giá hiệu suất sử dụng phân bón hoặc hiệu quả kinh tế sử dụng phân bón thì phải bố trí thêm công thức nền cùng với công thức khảo nghiệm và công thức đối chứng (trừ khảo nghiệm phân bón lá sử dụng nước làm đối chứng, không sử dụng phân bón lá khác làm đối chứng).
Công thức nền là công thức có sử dụng các loại phân bón với cùng liều lượng và phương pháp bón như công thức khảo nghiệm và công thức đối chứng (không bao gồm phân bón khảo nghiệm và phân bón đối chứng).
+ Công thức đối chứng
Công thức đối chứng là công thức có sử dụng phân bón hoặc sử dụng nước (trường hợp khảo nghiệm phân bón lá) làm đối chứng để có căn cứ đánh giá phân bón khảo nghiệm.
Đối với phán bón rễ: Phân bón sử dụng làm đối chứng là phân bón đang sử dụng tại địa phương nơi khảo nghiệm cùng loại với phân bón khảo nghiệm hoặc phân bón đang sử dụng phổ biến tại địa phương nơi khảo nghiệm. Số lần bón, thời kỳ bón, liều lượng bón, kỹ thuật bón và các yếu tố kỹ thuật canh tác khác sử dụng trong công thức đối chứng theo thực tế đang áp dụng tại địa phương nơi khảo nghiệm.
Đối với phân bón lá: Phân bón sử dụng làm đối chứng là phân bón đang được sử dụng phổ biến tại địa phương nơi khảo nghiệm có thành phần, đặc tính tương đương với phân bón khảo nghiệm hoặc sử dụng nước với lượng và thời kỳ phun tương ứng với lượng nước và thời kỳ phun sử dụng để pha phân bón ở công thức khảo nghiệm. Phân bón sử dụng bón rễ và các yếu tố kỹ thuật canh tác khác áp dụng theo thực tế tại địa phương nơi khảo nghiệm.
- Đối với khảo nghiệp diện rộng:
Công thức thí nghiệm khảo nghiệm diện rộng bao gồm công thức đối chứng, công thức nền (nếu có) và ít nhất 01 công thức khảo nghiệm được đánh giá đạt yêu cầu trong khảo nghiệm diện hẹp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?