Yêu cầu đối với nơi tiếp công dân, giải quyết công việc trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội là gì?
- Có những cơ quan Công an nhân dân nào thực hiện công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội?
- Yêu cầu đối với nơi tiếp công dân, giải quyết công việc trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội là gì?
- Có bao nhiêu nội dung phải niêm yết công khai tại nơi tiếp công dân, giải quyết công việc trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội?
Có những cơ quan Công an nhân dân nào thực hiện công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội?
Cơ quan Công an thực hiện công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 15/2020/TT-BCA quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
..
2. Thông tư này áp dụng đối với:
a) Công an các đơn vị, địa phương thực hiện công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội (sau đây gọi tắt là cơ quan Công an), gồm:
- Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;
- Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự thuộc Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
- Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an.
b) Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân thực hiện công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc các đơn vị quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này (sau đây gọi tắt là cán bộ, chiến sĩ);
c) Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Theo đó, có những cơ quan Công an nhân dân sau đây thực hiện công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, gồm:
- Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;
- Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự thuộc Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
- Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an.
Yêu cầu đối với nơi tiếp công dân, giải quyết công việc trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội là gì?
Theo Điều 4 Thông tư 15/2020/TT-BCA quy định như sau:
Địa điểm tiếp công dân, giải quyết công việc trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội
Địa điểm tiếp công dân, giải quyết công việc trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội được bố trí tại nơi thuận tiện, dễ nhận biết để cơ quan, tổ chức, cá nhân đến liên hệ, giải quyết công việc; phải có biển ghi tên cơ quan, đơn vị tiếp công dân, cấp bậc, họ tên, chức vụ của cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, nội quy nơi tiếp công dân, thời gian tiếp công dân, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn đến nơi giải quyết từng nội dung công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, bảng hướng dẫn trình tự, thủ tục giải quyết công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, hòm thư góp ý.
Theo đó địa điểm tiếp công dân, giải quyết công việc trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Được bố trí tại nơi thuận tiện, dễ nhận biết để cơ quan, tổ chức, cá nhân đến liên hệ, giải quyết công việc;
+ Phải có biển ghi tên cơ quan, đơn vị tiếp công dân, cấp bậc, họ tên, chức vụ của cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, nội quy nơi tiếp công dân, thời gian tiếp công dân, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn đến nơi giải quyết từng nội dung công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, bảng hướng dẫn trình tự, thủ tục giải quyết công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, hòm thư góp ý.
Có bao nhiêu nội dung phải niêm yết công khai tại nơi tiếp công dân, giải quyết công việc trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội?
Theo Điều 5 Thông tư 15/2020/TT-BCA quy định những nội dung phải niêm yết công khai tại nơi tiếp công dân, giải quyết công việc trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội bao gồm:
- Danh mục và nội dung cụ thể của từng thủ tục hành chính trong các lĩnh vực của công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội theo quy định.
- Quy định, hướng dẫn việc gọi điện đến số điện thoại khẩn cấp 113.
- Tên, số điện thoại, thời gian làm việc, trang thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan, đơn vị tiếp nhận, giải quyết các thủ tục liên quan đến công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội;
- Địa chỉ thư tín, số điện thoại chuyên dùng, địa chỉ email thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính;
- Kết quả xử lý kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính; danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận, không tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả được thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ công trực tuyến.
- Hình thức, thủ tục, thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hành chính về trật tự xã hội.
- Thông tin về việc khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của pháp luật.
- Nơi tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đề nghị hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, chiến sĩ khi giải quyết công việc về công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội liên quan đến cơ quan, tổ chức và cá nhân.
- Quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?