Yêu cầu đối với thu gom chất thải phóng xạ sinh học được quy định thế nào? Có được phép chuyển giao chất thải phóng xạ sinh học đã qua sử dụng hay không?

Xin chào, tôi muốn hỏi chất thải phóng xạ sinh học được thu gom như thế nào? Có được phép chuyển giao chất thải phóng xạ sinh học đã qua sử dụng hay không? - Câu hỏi của anh Bảo Nguyên (Bình Phước).

Chất thải phóng xạ sinh học là gì?

Theo khoản 3 Điều 2 Thông tư 22/2014/TT-BKHCN quy định chất thải phóng xạ sinh học là chất thải sinh học có chứa hoặc nhiễm bẩn các nhân phóng xạ với mức hoạt độ lớn hơn mức thanh lý.

Chất thải phóng xạ sinh học bao gồm:

+ Chất thải có khả năng phân hủy sinh học: là chất thải có khả năng bị phân hủy sau một khoảng thời gian, biến thành hợp chất gốc nhờ các vi sinh vật. Chất thải dạng này bao gồm chất thải sinh hoạt dạng rắn từ cây cỏ, thực phẩm, giấy, nhựa có khả năng phân hủy, chất thải ra từ người, động vật.

+ Chất thải sinh học y tế: là chất thải có khả năng thối rữa hoặc gây bệnh phát sinh từ các hoạt động khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, phòng thí nghiệm y học và từ nhà xác. Chất thải dạng này bao gồm vật liệu, vật dụng thải bỏ từ các cơ sở nêu trên như bông, băng, gạc, quần áo, găng tay, kim tiêm, xilanh và mô người, mô động vật.

Yêu cầu đối với thu gom chất thải phóng xạ sinh học được quy định thế nào?

Yêu cầu đối với thu gom chất thải phóng xạ sinh học được quy định thế nào? (Hình từ Internet)

Yêu cầu đối với thu gom chất thải phóng xạ sinh học được quy định thế nào?

Theo Điều 4 Thông tư 22/2014/TT-BKHCN quy định chất thải phóng xạ được thu gom như sau:

(1) Chất thải phóng xạ sinh học dạng rắn:

Phải được thu gom, phân tách khỏi chất thải không phóng xạ và phân loại dựa trên chu kỳ bán rã của các nhân phóng xạ, hoạt độ phóng xạ có trong chất thải và đặc tính hóa lý của chất thải (đốt được, nén được, kim loại hay chất thải sinh học)‎ theo quy định phân loại chất thải phóng xạ tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 22/2014/TT-BKHCN để phục vụ cho bước quản lý tiếp theo.

Việc thu gom chất thải phóng xạ sinh học dạng rắn phải bảo đảm các yêu cầu sau:

+ Chất thải phóng xạ dạng rắn phải được thu gom theo từng loại riêng biệt;

+ Khi thu gom chất thải phóng xạ dạng rắn trong thùng đựng thì thùng phải có nắp đậy, đóng mở bằng bàn đạp chân, có lót bao hoặc túi nylon ở trong, được thiết kế che chắn thích hợp để bảo vệ chống chiếu ngoài cho nhân viên bức xạ và có dấu hiệu cảnh báo bức xạ dán bên ngoài.

Bao, túi thu gom chất thải phóng xạ phải có màu khác nhau cho các loại chất thải phóng xạ khác nhau;

+ Các thùng, bao, túi đựng chất thải phóng xạ dạng rắn sau khi thu gom phải được bao gói cẩn thận, dán nhãn thông tin nhận dạng trước khi chuyển vào nơi lưu giữ tạm thời với các thông tin trên nhãn như sau:

- Số nhận dạng của thùng, bao, túi đựng;

- Nhân phóng xạ có trong chất thải;

- Phân loại của chất thải;

- Nơi phát sinh chất thải;

- Các yếu tố nguy hiểm tiềm ẩn khác (ví dụ nguy hiểm hóa học, truyền bệnh, cháy nổ);

- Suất liều phóng xạ bề mặt thùng, bao, túi đựng và ngày tháng năm đo.

+ Chất thải phóng xạ dạng rắn được thu gom phải lập thành hồ sơ với các thông tin:

- Số lượng chất thải phóng xạ rắn được thu gom;

- Thông tin nhận dạng của từng thùng, bao, túi đựng chất thải phóng xạ;

- Ngày tháng năm đưa vào nơi lưu giữ.

(2) Chất thải phóng xạ dạng lỏng (sau đây gọi là nước thải phóng xạ) phải được thu gom tách khỏi nước thải không phóng xạ vào các bể chứa hoặc các bình đựng. Việc thu gom nước thải phóng xạ phải bảo đảm các yêu cầu sau:

+ Khi thu gom nước thải bằng bình đựng thì bình phải được thiết kế che chắn thích hợp để bảo vệ chống chiếu ngoài cho các nhân viên và bảo đảm ngăn ngừa việc rò rỉ nước thải phóng xạ ra môi trường.

Bình đựng nước thải phóng xạ thu gom phải đặt trong một thùng kim loại, giữa thùng kim loại và bình phải đổ chất hấp thụ để hấp thụ nước rò rỉ. Bình đựng và thùng bên ngoài phải có nắp đậy kín, có gắn dấu hiệu cảnh báo bức xạ;

+ Các bình đựng thu gom nước thải phóng xạ phải dán nhãn thông tin nhận dạng như quy định đối với thùng, bao, túi thu gom chất thải dạng rắn trước khi chuyển vào nơi lưu giữ tạm thời;

+ Các bể thu gom nước thải phóng xạ phải được bố trí và thiết kế bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 5 Điều 9 Thông tư 22/2014/TT-BKHCN.

+ Nước thải phóng xạ thu gom phải được lập thành hồ sơ và lưu giữ với các thông tin:

- Số lượng bình đựng nước thải phóng xạ thu gom và thông tin nhận dạng của từng bình;

- Lượng nước thải phóng xạ (m3) và ngày tháng năm được thu gom vào các bể chứa;

- Các nhân phóng xạ chính có trong nước thải và nơi phát sinh nước thải.

Lưu ý: Chất thải phóng xạ sau khi thu gom phải được lưu giữ, xử lý, điều kiện hóa, thải ra môi trường hoặc chuyển giao theo quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8 và Điều 9 Thông tư 22/2014/TT-BKHCN.

Theo đó, việc thu gom chất thải phóng xạ sinh học dạng rắn hoặc dạng lỏng phải đảm bảo các yêu cầu quy định nêu trên.

Có được phép chuyển giao chất thải phóng xạ sinh học đã qua sử dụng hay không?

Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 22/2014/TT-BKHCN quy định như sau:

Chuyển giao chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng
1. Việc chuyển giao chất thải phóng xạ cho cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ phải bảo đảm các yêu cầu như sau:
a) Có hợp đồng chuyển giao chất thải phóng xạ được ký giữa bên giao và bên tiếp nhận, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ bên giao và bên tiếp nhận, thông tin về chất thải phóng xạ, số lượng chất thải phóng xạ, số nhận dạng của mỗi kiện chất thải phóng xạ và quy định rõ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm quản lý đối với chất thải phóng xạ sau khi hoàn thành việc chuyển giao;
b) Bên chuyển giao phải có nghĩa vụ tài chính đóng góp phí xử lý, lưu giữ cho cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ;
c) Tuân thủ các quy định pháp luật về xin cấp giấy phép vận chuyển vật liệu phóng xạ;
d) Việc giao nhận chất thải phóng xạ phải được lập thành biên bản (số lượng 03 bản) theo Mẫu số 1 Phụ lục V Thông tư này, có chữ k‎ý của đại diện bên giao, bên vận chuyển và bên tiếp nhận; mỗi bên giữ 01 bản để lưu;
đ) Việc giao nhận phải được kiểm tra và xác nhận của các bên liên quan bảo đảm chất thải phóng xạ được chuyển đúng số lượng, chủng loại và đến đúng địa chỉ của cơ sở tiếp nhận theo hợp đồng;
e) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc chuyển giao chất thải phóng xạ, chủ nguồn chất thải phóng xạ phải gửi bản sao biên bản giao nhận chất thải phóng xạ cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân và Sở Khoa học và Công nghệ địa phương nơi công việc bức xạ phát sinh chất thải phóng xạ được tiến hành.
….

Theo đó, tổ chức, cá nhân được phép chuyển giao chất thải phóng xạ sinh học đã qua sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác hoặc cho cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ nhưng phải bảo đảm các điều kiện sau:

+ Có hợp đồng chuyển giao chất thải phóng xạ được ký giữa bên giao và bên tiếp nhận, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ bên giao và bên tiếp nhận, thông tin về chất thải phóng xạ, số lượng chất thải phóng xạ, số nhận dạng của mỗi kiện chất thải phóng xạ và quy định rõ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm quản lý đối với chất thải phóng xạ sau khi hoàn thành việc chuyển giao;

+ Bên chuyển giao phải có nghĩa vụ tài chính đóng góp phí xử lý, lưu giữ cho cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ;

+ Tuân thủ các quy định pháp luật về xin cấp giấy phép vận chuyển vật liệu phóng xạ;

+ Việc giao nhận chất thải phóng xạ phải được lập thành biên bản (số lượng 03 bản) theo Mẫu số 1 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 22/2014/TT-BKHCN, có chữ ký của đại diện bên giao, bên vận chuyển và bên tiếp nhận; mỗi bên giữ 01 bản để lưu;

+ Việc giao nhận phải được kiểm tra và xác nhận của các bên liên quan bảo đảm chất thải phóng xạ được chuyển đúng số lượng, chủng loại và đến đúng địa chỉ của cơ sở tiếp nhận theo hợp đồng;

+ Chủ chất thải phóng xạ đã qua sử dụng phải gửi bản sao biên bản giao nhận chất thải phóng xạ cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân và Sở Khoa học và Công nghệ địa phương nơi công việc bức xạ phát sinh chất thải phóng xạ được tiến hành trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc chuyển giao nguồn phóng xạ.

Chất thải phóng xạ Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Chất thải phóng xạ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân được đảm bảo an ninh như thế nào? Chất thải phóng xạ đã qua sử dụng được xử lý như thế nào?
Pháp luật
Người nhập khẩu chất thải phóng xạ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đến 300 triệu đồng đúng không?
Pháp luật
Việc quản lý chất thải phóng xạ do sự cố bức xạ và hạt nhân gây ra là trách nhiệm của ai và có những việc gì?
Pháp luật
Tổ chức không khai báo chất thải phóng xạ do việc tiến hành công việc bức xạ sinh ra thì bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ quản lý chất thải Norm được quy định như thế nào trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất thải chứa các nhân phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên?
Pháp luật
QCVN 23:2023/BKHCN quy chuẩn về phương pháp lấy mẫu xác định nồng độ hoạt động và đo suất liều gamma đối với chất thải chứa các nhân phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên?
Pháp luật
Các tổ chức làm công tác thu gom chất thải Norm áp dụng quy định tại QCVN 23:2023/BKHCN vào thời gian nào?
Pháp luật
Phải đáp ứng những điều kiện gì khi thực hiện thủ tục cấp giấy phép để vận chuyển chất thải phóng xạ?
Pháp luật
Nhà máy điện hạt nhân không khai báo chất thải phóng xạ do hoạt động của nhà máy sinh ra thì bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Yêu cầu đối với thu gom chất thải phóng xạ sinh học được quy định thế nào? Có được phép chuyển giao chất thải phóng xạ sinh học đã qua sử dụng hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chất thải phóng xạ
1,062 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chất thải phóng xạ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chất thải phóng xạ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào